Câu chuyện xanh

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ

Thứ Năm, 28/03/2024 16:04:00 +07:00

(VTC News) - Những con hổ trong Công viên Thủ Lệ, Hà Nội, được các "bảo mẫu" chăm sóc tỉ mỉ, chúng cũng có tình cảm biết vui, buồn.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 1
Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 2

7h30 mỗi ngày, anh Lê Sĩ Trung (39 tuổi), cùng các nhân viên tại Công viên Thủ Lệ bắt đầu công việc chăm sóc những con thú.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 3

Việc đầu tiên của anh Trung là đưa hổ, sư tử ra khỏi chuồng để dọn rửa.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 4

Anh cùng các đồng nghiệp quét dọn chất thải, thức ăn thừa, sát khuẩn chuồng. Sau cùng, chuồng nuôi được xịt rửa bằng nước sạch để đảm bảo vệ sinh.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 5

Quan trọng nhất trong quá trình dọn rửa, các nhân viên sẽ theo dõi toàn bộ cảm xúc, hành động và tâm trạng của những con thú. 

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 6

Họ cũng quan sát từng chi tiết nhỏ của các con vật để sớm phát hiện những thay đổi hoặc dấu hiệu bệnh. Nếu thấy biểu hiện bất thường, các bác sĩ thú y cùng nhân viên tại đây sẽ chăm sóc y tế đặc biệt loài vật sớm bình phục.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 7
Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 8

10h sáng, một xe cải tiến chất đầy thức ăn cho hổ, sư tử, gấu được các nhân viên mang đến.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 9
Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 10

Thức ăn chính của hổ và sư tử là thịt bò và thịt lợn. Ngoài ra, hổ sẽ được ăn thêm sườn lợn và một số loại thịt khác như thịt gà. Số lượng khẩu phần ăn đều được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với thể chất, sức khoẻ của từng con.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 11

Kinh nghiệm hơn chục năm chăm sóc hổ tại công viên, chị Trần Thị Ngọc (43 tuổi) cho hay, mỗi con hổ, sư tử tại đây đều có cảm xúc vui, buồn, "chúng không hoàn toàn đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ".

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 12
Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 13

Hai con hổ đặc biệt ở Công viên Thủ Lệ được đặt tên là “Bi” và “Bống”. Cả hai được giải cứu trong một vụ buôn bán động vật hoang dã. Khi đưa về công viên, chúng mới 4 tháng tuổi, nặng 12kg, hiện cân nặng mỗi con đã hơn 100kg.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 14

Khi cả hai còn nhỏ, chị Ngọc hàng ngày làm mọi việc chăm sóc chúng tốt nhất. Có thời điểm hổ con ốm, các nhân viên phải kê giường, mắc màn ở cạnh ngủ để chăm sóc.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 15

Việc chăm sóc cho những con hổ đúng kỹ thuật là chưa đủ. Hổ và sư tử cũng cần tình yêu thương và sự đồng cảm. Nhiều lần, chị Ngọc nhìn qua ánh mắt nhận ra hổ đang không khỏe.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 16

Chị luôn chăm sóc, nuôi dưỡng tận tình nên hai con hổ và sư tử rất thân thiện. Mọi hành động, ra hiệu của người phụ nữ này đều được chúng thực hiện theo.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 17

Là người gần gũi nhất với những con hổ, sư tử nơi đây nên chị Ngọc thường dành thời gian ngồi tâm sự với chúng để bộc bạch niềm vui, nỗi buồn. Chị Ngọc cũng tin rằng chúng hiểu những cảm xúc đó và luôn tỏ ra hiền dịu khi gần chị.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 18

“Tôi gần chúng nhiều cũng nhận ra chúng có tình cảm, biết vui buồn”, chị Ngọc tâm sự.

Một ngày làm việc của 'bảo mẫu' chăm sóc thú dữ - 19

Công viên Thủ Lệ được xây dựng năm 1975 tại phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội). Diện tích của công viên là 18,7 ha, trong đó 8,7 ha mặt nước. Hiện công viên có 37 chuồng thú, nuôi gần 600 động vật thuộc 88 loài.

Long Quyền
Bình luận
vtcnews.vn