Cựu Đại sứ Việt Nam phân tích nguy cơ Mỹ - Trung đụng độ trên Biển Đông

Thế giớiThứ Năm, 21/05/2015 02:31:00 +07:00

Cựu Đại sứ Việt Nam phân tích nguy cơ đụng độ Mỹ - Trung sau hàng loạt động thái cảnh báo Bắc Kinh về các hoạt động trái phép trên Biển Đông của Washington.

(VTC News) – Cựu Đại sứ Việt Nam phân tích nguy cơ đụng độ Mỹ - Trung sau khi Washington liên tục có những động thái cảnh báo Bắc Kinh về các hoạt động trái phép trên Biển Đông.

Trong diễn biến mới nhất về động thái của Mỹ với Trung Quốc tại Biển Đông, truyền thông Mỹ loan báo hải quân Trung Quốc đã 8 lần cảnh báo máy bay săn ngầm Mỹ phải tránh xa một đảo ở Trường Sa nếu không muốn gây hiểu lầm đáng tiếc.
ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa
Máy bay săn ngầm Mỹ chụp ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa 
Trước đó, Nhà Trắng đã phủ nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên các bằng chứng mà Bắc Kinh tự cung cấp, kêu gọi Bắc Kinh có hành động để tháo ngòi căng thẳng trên biển Đông, tham gia đối thoại cùng các nước ASEAN.

Liên quan tương quan Mỹ - Nhật - Trung và nguy cơ xảy ra xung đột giữ Washington và Bắc Kinh ở Biển Đông, VTC News phỏng vấn cựu Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế (CSSD).

- Sau những động thái của Mỹ về việc đưa tàu chiến tiếp cận khu vực Trung Quốc đang cải tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ông có dự đoán gì về nước cờ tiếp theo của Washington?

Chính quyền, chính giới và giới học giả Mỹ đang tìm sự đồng thuận về đánh giá hành động nghiêm trọng của Trung Quốc cải tạo các đảo đá và xây dựng các tổ hợp quân sự trên các vị trí họ chiếm đóng tại Trường Sa, cũng như về việc Mỹ đối phó như thế nào trước việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông.
Cựu Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường
Cựu Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế - CSSD 
Chính quyền Obama đang chịu sức ép gia tăng phải có tầm nhìn rõ rệt hơn và hành động quyết đoán trước các nỗ lực Trung Quốc làm nên “sự đã rồi”.

Người Mỹ cho rằng Trung Quốc đang đe dọa tự do hàng hải và thách thức lợi ích của Mỹ tại Biển Đông.

 

Mỹ - Trung sẽ tránh đụng độ quân sự, nhưng không loại trừ có các va chạm quân sự, của tàu chiến và phi cơ.
Cựu Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường
 
Mỹ đang thực hiện nhiều biện pháp: Vận độngNhật Bản tuần tra chung tại Biển Đông, tăng cường viện trợ quân sự choPhilippines, thúc đẩy quan hệ quốc phòng, an ninh với Việt Nam, Hải quânMỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của cácthực thể mà Trung Quốc đang cải tạo, bác bỏ quyền kiểm soát của TrungQuốc xung quanh các thực thể nói trên, v.v..

Phản ứng của Mỹ có thể hiểu như kiểu “nước lên thuyền lên”. Trước Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945), Mỹ đối phó với các bước leo thang quân sự của Nhật Bản bằng việc nâng dần phong tỏa cấm vận kinh tế, gây sức ép ngoại giao...

Đến khi Nhật Bản đánh Trân Châu Cảng thì Mỹ tuyên chiến với Nhật và cuối cùng ném 2 quả bom nguyên tử trên đất Nhật và chiếm đóng Nhật Bản. Nếu hành động của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng cho lợi ích Mỹ và đồng minh – đối tác, cản trở tự do hàng hải và hàng không, sự đáp trả của Mỹ sẽ tăng dần lên.

- Nhiều tờ báo cả Mỹ lẫn Trung Quốc giật title về nguy cơ đụng độ ở Biển Đông giữa Washington và Bắc Kinh, ông đánh giá thế nào về nhận định này?

Quan hệ Mỹ-Trung đang tiến vào một giai đoạn căng thẳng mới liên quan đến Biển Đông. Giai đoạn này rất quan trọng, Trung Quốc cấp tập làm nên “sự đã rồi”, Mỹ muốn duy trì nguyên trạng và xác lập luật chơi ở Biển Đông.

Việc Mỹ đẩy mạnh chính sách xoay trục, chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á là nằm trong sự phản ứng dài hạn đối với Trung Quốc.
Tàu USS Fort Worth trên vùng biển Đông ngày 12/5/2015
Tàu USS Fort Worth trên vùng biển Đông ngày 12/5/2015 
Mỹ còn muốn trinh sát tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông, Trung Quốc thì cản trở Mỹ làm điều đó. Hai nước sẽ tránh đụng độ quân sự, nhưng không loại trừ có các va chạm quân sự, của tàu chiến và phi cơ.

- Khi Washington đã lên tiếng và có hành động cụ thể với các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, liệu Bắc Kinh có dám tìm cách thành lập vùng nhận dạng phòng không hay không, thưa ông?

Thiết lập ADIZ là một hành động khiêu khích nghiêm trọng. ADIZ ở Biển Đông còn nghiêm trọng hơn ở biển Hoa Đông. Trước mắt Trung Quốc sẽ không làm lớn như vậy để tránh khiêu khích Mỹ và phản ứng của các nước khác.

Nhưng Trung Quốc không ngừng theo đuổi mục tiêu độc chiếm Biển Đông và kiểm soát Biển Đông theo đường lưỡi bò, và ADIZ sẽ làm cho họ có thể hiện thực hóa các mục tiêu đó.

Video máy bay Mỹ ghi lại cảnh Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông

quocte/2015/05/21/Video-cnn-a-viet-1432211056.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">

Bắc Kinh có thiết lập được ADIZ hay không đều nhìn vào phản ứng của các nước liên quan đến Biển Đông và dư luận quốc tế.

Đây là cuộc đấu tranh giữa luật pháp quốc tế, tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế với mưu đồ độc chiếm và kiểm soát Biển Đông của Bắc Kinh.

- Mới đây, Nhật Bản đã đồng ý thay đổi chính sách an ninh, cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài, dưới góc nhìn của mình, ông có thể cho biết liệu Tokyo sẽ có động thái gì với Biển Đông trong thời gian tới?

Những chuyển động hiến pháp của Nhật Bản là vấn đề lớn của nội bộ Nhật Bản. Chính quyền Shinzo Abe chưa trực tiếp sửa đổi Hiến pháp mà giải thích Hiến pháp. Họ cứ gỡ dần các nút thắt an ninh quốc phòng trong Hiến pháp để Nhật Bản đối phó thích ứng với các thách thức mà sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại.

Trong các chuyển động hiến pháp này có liên quan đến hoạt động của Nhật Bản ở Biển Đông. Nhật Bản chắc chắn ngày càng có vai trò chủ động và tích cực đối trọng với Trung Quốc tại Biển Đông.

 

Bắc Kinh có thiết lập được ADIZ hay không đều nhìn vào phản ứng của các nước liên quan đến Biển Đông và dư luận quốc tế.
Cựu Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường
 
Nhật Bản và Mỹ sẽ phối hợp hành động, trong đó có tuần tra chung ở Biển Đông. Nhật Bản sẽ hành động trong khuôn khổ “Các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật”, ký kết ngày 27/4 vừa rồi. Thoả thuận này mở ra các phương diện hợp tác mới thích ứng với biến chuyển của tình hình an ninh khu vực.

-Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông liệu có liên quan gì và ảnh hưởng ra sao đến việc Bắc Kinh triển khai Con đường tơ lụa trên biển (MSR) mà họ công bố gần đây?

MSR được xác định là một phần của đại chiến lược “Nhất đới Nhất lộ” hay “Một vành đai kinh tế, Một con đường trên biển”, đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái.

Kế hoạch này rất tham vọng. Nghe thì ghê nhưng hành động từng bước, khá thận trọng. MSR mới được phác thảo ở giai đoạn đầu, còn có chút mơ hồ.

MSR liên quan mật thiết đến Biển Đông và Ấn Độ Dương. Ngoài việc thúc đẩy các mục tiêu kinh tế, nó còn nhằm tăng cường sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở các vùng biển này.

Các cứ điểm Hoàng Sa và Trường Sa có thể sẽ được đưa vào MSR. Việt Nam sẽ phê phán và không bao giờ tham gia MSR nếu Phú Lâm (Hoàng Sa) hay các cơ sở quân sự đang xây dựng ở Trường Sa được bao gồm vào MSR.

Xin cảm ơn ông!

Video: Trung Quốc đuổi phi cơ tuần tra Mỹ trên Biển Đông


Tùng Đinh (Thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn