Hơn 4h bàn vấn đề Ukraine, lãnh đạo Nga-Pháp-Đức không đạt bất kỳ thỏa thuận nào

Thế giớiThứ Bảy, 07/02/2015 04:25:00 +07:00

Các bên mới chỉ nhất trí cùng soạn thảo một văn kiện chung liên quan tới việc thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk.

Các bên mới chỉ nhất trí cùng soạn thảo một văn kiện chung liên quan tới việc thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk.

Cuộc gặp được mong chờ giữa Tổng thống Pháp Francoise Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6/2 đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ kết quả cụ thể nào.

Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp kéo dài 5 giờ ở điện Kremlin ngày 6/2, ông Dmitri Preskov, người phát ngôn phủ Tổng thống Nga đánh giá cuộc gặp là “mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo Nga, Pháp và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung liên quan đến tình hình tại miền Đông Ukraine
Lãnh đạo Nga, Pháp và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung liên quan đến tình hình tại miền Đông Ukraine 
Cả 3 nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức đã nhất trí cùng soạn thảo một văn kiện chung về việc thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk và sẽ tiếp tục thảo luận qua điện thoại về vấn đề này.

 “Dựa trên các đề xuất của Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, một công việc chung sẽ được khởi động  nhằm chuẩn bị cho một văn kiện chung liên quan tới việc thực thi thỏa thuận Minsk. Văn kiện này bao gồm cả các đề xuất của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và các đề xuất đã được bổ sung của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm đáp ứng được yêu cầu của tất cả bên liên quan", ông Preskov nói.

Đạt được hồi tháng 9/2014, thỏa thuận Minsk yêu cầu các bên thực thi lệnh ngừng bắn ngay lập tức, song cho tới nay, tất cả mới chỉ dừng lại trên giấy.

Mục đích chuyến thăm Nga của các nhà lãnh đạo Pháp và Đức là hối thúc Tổng thống Putin thông qua kế hoạch hòa bình do 2 nước này đề xuất, trong đó yêu cầu các bên thực thi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và trao quyền tự trị rộng hơn cho lực lượng đối lập trên một khu vực lãnh thổ lớn hơn diện tích theo thỏa thuận Minsk.

Pháp và Đức cũng khẳng định, giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine phải dựa trên nguyên tắc "toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia này. Tuy nhiên, dư luận Nga cho rằng, kế hoạch này không dựa trên các đề nghị của Tổng thống Nga Putin trong kế hoạch tổng thể rút quân đội và vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến sự.

Theo VOV
Bình luận
vtcnews.vn