Phát hiện 'siêu hành tinh' nhờ kính viễn vọng vô tuyến

Khám pháThứ Tư, 11/11/2020 06:02:41 +07:00
(VTC News) -

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng kính viễn vọng vô tuyến để xác định 1 ngôi sao lùn nâu lạnh hay còn gọi là siêu hành tinh.

Dấu hiệu quang phổ của siêu hành tinh BDR J1750 + 3809 được xác định trong số dữ liệu thu được từ kính viễn vọng LOFAR tại Đài quan sát Mauna Kea, Hawaii. 

Phát hiện này mở ra một phương pháp hoàn toàn mới để tìm kiếm những vật thể lạnh nhất trôi nổi trong vùng lân cận của Mặt trời. Trước đây, các khoa học dựa vào khảo sát bằng ánh sáng hồng ngoại để truy tìm sao lùn nâu nhưng thất bại. 

Phát hiện 'siêu hành tinh' nhờ kính viễn vọng vô tuyến - 1

Hình ảnh mô phỏng về sao lùn nâu Elegast. (Ảnh: Danielle Futselaar)

Đúng như tên gọi, sao lùn nâu nằm giữa ranh giới giữa các hành tinh lớn nhất và các ngôi sao nhỏ nhất. Dù không đủ lớn để duy trì phản ứng tổng hợp hạt nhân, các sao lùn này vẫn phát ra sóng vô tuyến.

Giống như sao Mộc và các sao khí khổng lồ khác, sao lùn nâu và bầu khí quyển lớn của chúng sở hữu từ trường mạnh có khả năng làm tăng tốc các hạt tích điện hoặc ion. Các hạt năng lượng cao này phát ra sóng vô tuyến và cung cấp nhiên liệu cho các hiện tượng điện từ khác như cực quang.

Để phân biệt sự phát xạ sao lùn nâu với với các thiên hà xa xôi khác, các nhà nghiên cứu tập trung vào sóng vô tuyến phân cực tròn, đặc điểm chỉ có ở các sao, hành tinh và sao lùn nâu.

Sau khi xác định được tín hiệu yếu của sóng vô tuyến phân cực từ dữ liệu của LOFAR, các nhà nghiên cứu chuyển sang dữ liệu từ đài quan sát khác để xác nhận khám phá của họ.

Nhờ đó, nhóm nghiên cứu xác định khí mê-tan trong khí quyển của thiên thể này - một đặc điểm đặc trưng của sao lùn nâu.

Diệu Hoa (Nguồn: UPI)
Bình luận
vtcnews.vn