Mộc nhĩ cực tốt nhưng có 6 nhóm người cứ ăn mộc nhĩ là phải nhập viện

Tư vấnThứ Tư, 26/04/2023 14:06:00 +07:00
(VTC News) -

Mộc nhĩ tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn mộc nhĩ.

Mộc nhĩ là thực phẩm góp mặt trong rất nhiều các món ăn ngon như: nem, giò, mộc nhĩ xào thịt.... không những làm tăng hương vị, độ ngon cho đồ ăn, mộc nhĩ còn mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe. Mộc nhĩ tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người không nên ăn mộc nhĩ.

Những người không nên ăn mộc nhĩ

Phụ nữ mang thai

Trước tiên, phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ, bởi mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có cả tác dụng hoạt huyết tiêu ứ - bất lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi.

Người tiêu hóa kém

Người tiêu hóa kém hạn chế ăn, và người đang đi ngoài phân lỏng, đầy bụng, nhiễm hàn... càng không nên ăn mộc nhĩ - bởi mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Trẻ nhỏ và người dễ dị ứng

Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng thận trọng khi ăn mộc nhĩ. Lý do mộc nhĩ là một loại nấm (gọi là nấm mèo) có chứa thành phần nhạy cảm với ánh sáng - nhất là trong mộc nhĩ tươi. Vì vậy trẻ nhỏ và người hay bị dị ứng thận trọng khi ăn mộc nhĩ kẻo sẽ bị đau nhức, ngứa, viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng sau khi ăn, nặng hơn có thể bị phù nề thanh quản, khó thở...

Mộc nhĩ cực tốt nhưng có 6 nhóm người cứ ăn mộc nhĩ là phải nhập viện - 1

Mộc nhĩ cực tốt nhưng có 6 nhóm người cứ ăn mộc nhĩ là phải đi viện.

Người bị đông máu

Người bị đông máu, hoặc mới bị chảy máu (sau khi nhổ răng, chảy máu mũi, phẫu thuật...) không nên ăn mộc nhĩ, vì sẽ bị kích thích tuần hoàn máu, ức chế tiểu cầu, có hại cho người mới bị chảy máu.

Người bị bệnh loãng máu

Người bị bệnh loãng máu, máu khó đông cũng không nên ăn mộc nhĩ - bởi mộc nhĩ có tác dụng ngừa hiện tượng đông máu - nhất là với người bị vừa bị bệnh xuất huyết não thì 3 tháng đầu tiên không ăn mộc nhĩ vì rất nguy hiểm.

Người có vấn đề về tiêu hóa

Người gặp chứng bệnh tiêu hóa (như đầy hơi, tiêu chảy... và cả chứng cảm lạnh) không nên ăn mộc nhĩ - bởi tính hàn trong mộc nhĩ sẽ gây lạnh bụng và làm bệnh tình trở nặng thêm. Tương tự người có cơ địa thể hàn, cảm lạnh cũng không nên ăn mộc nhĩ.

Những điều cần lưu ý khi ăn mộc nhĩ

Theo các chuyên gia, mộc nhĩ thường mọc ở các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên có tỷ lệ gặp nấm mốc rất cao. Ngoài ra, trong quá trình sơ chế, bảo quản cũng có thể bị nấm mộc xâm nhập nên việc chế biến trước khi nấu là rất quan trọng.

Mọi người không nên dùng nước nóng để ngâm mộc nhĩ, mà nên ngâm bằng nước lạnh và rửa dưới vòi nước. Ngâm bằng nước lạnh mộc nhĩ sẽ nở dần ra, trong quá trình đó nếu ngâm được lâu trong nước thì các loại nấm mốc cũng được hòa tan.

Trong trường hợp ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, mộc nhĩ sẽ nở nhanh, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước. Ngoài ra, khi chế biến mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không giòn, không dễ bảo quản, cất giữ.

Không nên dùng quá nhiều vì thực tế đây cũng chỉ là loại thực phẩm theo kiểu gia vị, nên tốt nhất nấu vừa phải, nấu đến đâu dùng hết đến đó. Với những món ăn phải nấu nhiều cùng một lúc như canh măng, mọi người nên cho mộc nhĩ sau cùng, không nên cho tất cả vào nấu cùng một lúc.

Trong trường hợp bình thường, nhiệt độ trong nhà của chúng ta tương đối cao, do đó thời gian ngâm mộc nhĩ không được vượt quá 8 tiếng, bằng không, các vi khuẩn sẽ sản sinh tăng gấp nhiều lần, và từ đó có thể gây các độc tố đe dọa đến sức khỏe của con người.

Đã từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu nhiều ngày, nên mọi người cần phải hết sức lưu ý.

Trên đây là những người không nên ăn mộc nhĩ, nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa mộc nhĩ nhé.

Thanh Thanh(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn