Eximbank thoát lỗ vì thoái vốn khỏi Sacombank

Kinh tếThứ Sáu, 04/05/2018 11:44:00 +07:00

Trong quý I/2018, chỉ tiêu tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn của Eximbank đều giảm, tuy nhiên, ngân hàng này thoát lỗ ngoại mục nhờ việc thoái vốn khỏi Sacombank.

Chỉ trong vài tháng đầu năm 2018, Eximbank dính hàng loạt tai tiếng liên quan tới việc mất tiền của khách hàng.

Hai vụ kiện lớn của Eximbank gồm: Vụ mất 245 tỷ đồng của bà Chu Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - người từng giữ danh hiệu người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam và vụ một nhân viên Eximbank chi nhánh TP.Vinh chiếm đoạt 50 tỷ của khách hàng.

31356089_1557055674423187_854991026421497856_n

Trong quý I/2018, chỉ tiêu tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn của Eximbank đều giảm, tuy nhiên, ngân hàng này thoát lỗ ngoại mục nhờ việc thoát vốn khỏi Sacombank.

Sự việc trở lên ầm ĩ khi Eximbank muốn đưa vụ việc này ra tòa, làm ảnh hưởng tới hình ảnh DN trong mắt khách hàng. Trong kỳ ĐHCĐ vừa qua, đã có một cổ đông lớn tuổi yêu cầu TGĐ Eximbank nên từ chức. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi báo cáo tài chính quý 1/2018 của Eximbank cho thấy, cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền đều quay lưng với ngân hàng này.

Theo báo cáo hợp nhất quý I/2018 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), tổng lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 170 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, chỉ tiêu tiền gửi của khách hàng tại Eximbank chỉ đạt 112.831 tỷ đồng, giảm 4.709 tỷ đồng, tương ứng 4% so với quý 1/2017. Cả 2 chỉ tiêu tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn đều giảm. 

Mặc dù Eximbank luôn đạt "top" các ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với lãi suất  8,2%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng (tiết kiệm online) nhưng chỉ tiêu tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn đều giảm. So với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, lãi xuất của Eximbank chỉ đứng sau Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng TMCP Bản Việt.

Ngoài ra, một số kỳ hạn khác cũng có mức lãi suất neo ở mức cao như 8%/năm (kỳ hạn 18 tháng), 7,6%/năm (kỳ hạn 15 tháng). Thay đổi biểu lãi suất từ 17/4/2018 nhưng mức lãi suất cao nhất tại Eximbank vẫn được duy trì ở mức 8,2%/năm.

Ngoài ra, tại thời điểm cuối kỳ, chỉ tiêu cho vay khách hàng tại Eximbank chỉ đạt 100.710 tỷ đồng, giảm 614 tỷ đồng, tương ứng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2018, lợi nhuận sau thuế của Eximbank đạt 444 tỷ đồng, tăng 308 tỷ đồng, tương ứng 226% so với quý 1/2018. Sự tăng trưởng của Eximbank là điều "lạ", bởi lẽ, những ngân hàng lớn như VCB hay BIDV đều khó lòng đạt tưởng mức tăng trưởng lên tới 200%.

Thực tế cho thấy, việc lợi nhuận sau thuế của Eximbank tăng mạnh trong quý I/2018 phần lớn nhờ từ việc thoát vốn khỏi Sacombank.

Eximbank1_1

Mặc dù Eximbank luôn đạt "top" các ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với lãi xuất 8,2%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng (tiết kiệm online) nhưng chỉ tiêu tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn đều giảm.  

Nếu nhìn qua, cổ đông có thể vui mừng vì Eximbank đã có quý tăng trưởng vượt bậc mà các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV không thể có được. Eximban thoái vốn khỏi Sacombank từ năm 2017 với giá bán bình quân là 14.064 đồng/CP. 126 tỷ đồng được ghi nhận trong năm 2017, phần còn lại 521 tỷ đồng được ghi nhận trong quý 1/2018. Nếu bỏ đi phần thu nhập này, Eximbank đã lỗ 77 tỷ đồng.

Lợi nhuận tăng không phải từ hoạt động kinh doanh mà từ hoạt động thoái vốn nên không có gì ngạc nhiên khi cổ đông Eximbank phải chứng kiến cảnh lợi nhuận tăng vọt nhưng tài sản lại hao hụt đáng kể.

Tại thời điểm cuối kỳ, tổng tài sản tại Eximbank chỉ là 140.630 tỷ đồng, giảm 8.740 tỷ đồng, tương ứng 5,9% so với số liệu hồi đầu năm.

Video: Cổ đông đòi TGĐ Eximbank từ chức

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn