Vì sao lại nói 'vắng như chùa Bà Đanh'?

Hỏi - ĐápThứ Sáu, 10/11/2023 07:53:00 +07:00
(VTC News) -

Câu nói "vắng như chùa Bà Đanh" rất quen thuộc, dùng để ví von với sự vắng vẻ, hiu quạnh, thế nhưng ít ai biết nguồn gốc thực sự của câu nói này.

Vì sao lại nói 'vắng như chùa Bà Đanh'? - 1

1. Chùa Bà Đanh thuộc tỉnh nào?

  • A

    Bắc Ninh

  • B

    Nam Định

  • C

    Hà Nam

    Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn tự, là danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cũng như bao ngôi chùa khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là thờ Phật, chùa Bà Đanh còn tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Phong là Thần mây, Thần mưa, Thần sấm, Thần sét) một tín ngưỡng thờ thiên nhiên rất gần gũi với đời sống nông nghiệp ở nước ta.

  • D

    Ninh Bình

Vì sao lại nói 'vắng như chùa Bà Đanh'? - 2

2. Vì sao lại nói 'vắng như chùa Bà Đanh'?

  • A

    Xây dựng ở làng Đanh

    Chùa Bà Đanh thờ các vị thần linh thiêng trông coi việc điều khiển mưa gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa được xây dựng ở làng Đanh nên được gọi là “chùa Đức Bà làng Đanh”, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
    Nhiều người dân địa phương lý giải thêm chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, xưa kia thường có thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt. Người xưa thường chọn nơi tu tập để giữ được sự thanh tịnh, yên tĩnh cho ngôi chùa. Từ đây cũng có câu "vắng như chùa bà Đanh".
    Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
    Nhiều năm nay, người ta không còn thấy cảnh vắng vẻ, hiu quạnh ở ngôi chùa này, câu “vắng như chùa bà Đanh" trước đây được cải biên thành: “Ngày xưa vắng ngắt vắng ngơ. Bây giờ tấp nập như chùa Bà Đanh"…

  • B

    Chùa vắng khách 

  • C

    Chùa không thiêng

  • D

    Người phụ nữ tên Đanh xây dựng

Vì sao lại nói 'vắng như chùa Bà Đanh'? - 3

3. Chùa Bà Đanh hướng mặt ra dòng sông nào?

  • A

    Sông Hồng

  • B

    Sông Đáy

    Chùa Bà Đanh quay mặt ra hướng nam sông Đáy. Phía ngoài cùng, giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này được tôn cao vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc.
    Tam quan chùa Bà Đanh có ba gian, hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái, lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can và những chấn song con tiện, tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.
    Phía ngoài cửa hai bên là hai cột đồng trụ được xây nhô hẳn ra. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa
    Ngày thường, khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa bên cạnh, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở.

  • C

    Sông Thái Bình

  • D

    Sông Lam

Vì sao lại nói 'vắng như chùa Bà Đanh'? - 4

4. Ngôi chùa nào tại tỉnh Hà Nam có tuổi đời gần 1.000 năm?

  • A

    Chùa Bà Đanh

  • B

    Chùa Vân Mộng

  • C

    Chùa Ngọc

  • D

    Chùa Đọi Sơn

    Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam, quần thể di tích chùa Đọi Sơn, thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên là một trong số những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Nam và trấn Sơn Nam xưa.
    Chùa được xây dựng trên đỉnh núi Đọi, trong khuôn viên 2 ha vườn rừng. Theo sử liệu thành văn và các truyền thuyết có liên quan, chùa Đọi Sơn vốn là một am nhỏ tồn tại từ thế kỷ X - XI. Thời kỳ này, chùa gắn với tên tuổi của vị sư Đàm Cứu Chỉ - người thay kiến trúc tranh tre, nứa lá của thời trước để xây dựng chùa bằng gạch ngói là vật liệu bền vững hơn. 
    Đến thế kỷ XII, vua Lý Nhân Tông trên đường đi xem xét công việc qua đây thấy cảnh sắc còn đó mà chùa đã bị đổ nát nên đã cho xây dựng lại chùa và dựng tháp Sùng Thiện Diên Linh. Công trình bắt đầu xây dựng năm 1118 đến năm 1121 hoàn thành. Từ đó, chùa Đọi Sơn trở thành đại danh lam kiêm hành cung, một trong những trung tâm phật giáo quan trọng thời Lý với ý nghĩa trấn giữ phía Nam kinh thành Thăng Long.

Vì sao lại nói 'vắng như chùa Bà Đanh'? - 5

5. Ngôi chùa lớn nhất thế giới toạ lạc tại Hà Nam tên gì?

  • A

    Chùa Tam Chúc

    Ngôi chùa lớn nhất thế giới nằm trong khu du lịch Tam Chúc tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa Tam Chúc được xây dựng bên cạnh ngôi chùa cổ cùng tên.
    Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa, vùng đất này rừng núi trập trùng, trên dãy núi đó có 99 ngọn, nằm ở phía Tây Nam hướng về động Hương Tích (chùa Hương), trong đó 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.
    Quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích khoảng 5.100 ha, bao gồm hồ nước rộng 1.000 ha, dãy núi đá và rừng tự nhiên có diện tích 3.000 ha, các thung lũng rộng gần 1.000 ha. Hiện chùa Tam Chúc được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tạ

  • B

    Chùa Phật Quang

  • C

    Chùa Ngọc

  • D

    Địa Tạng Phi Lai Tự

Vì sao lại nói 'vắng như chùa Bà Đanh'? - 6
Khánh Sơn
Bình luận
vtcnews.vn