
Các bệnh về mắt: Thông thường ban đêm mắt sẽ được nghỉ, nếu phải làm việc liên tục cộng với điều kiện ánh sáng không đủ lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí có thể mắc phải các bệnh về mắt như: thâm quầng mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị…

Sức đề kháng bị giảm: Nếu thường xuyên phải thức khuya, sẽ khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng cơ thể sẽ giảm, dễ cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng…

Ảnh hưởng đến thính giác: Thiếu ngủ sẽ khiến cho mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác. Như vậy, nếu thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến bị điếc tai.

Khả năng mắc chứng trầm cảm nhiều hơn: Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học người Brazil phát hiện ra rằng những người thức khuya có khuynh hướng hay bị buồn rầu hơn những người ngủ đủ giấc.

Béo phì: Vào ban đêm cơ thể cần được nghỉ ngơi và đó cũng là khoảng thời gian thích hợp để tiêu hoá hết lượng thức ăn của bữa tối. Khi bạn thức khuya phải làm việc và cần ăn thêm nên lượng thức ăn thêm không được tiêu hoá hết. Lâu ngày năng lượng dư thừa sẽ làm mô mỡ dày trong cơ thể.

Tim mạch: Người thức đêm nhiều sẽ gây hại cho tì khí, các cơ quan nội tạng cũng không thể có sự điều chỉnh kịp thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Kinh nguyệt không đều: Dậy sớm, lạc nội mạc tử cung, cuộc sống nhiều áp lực, quá trình bài tiết hormone nữ bị rối loạn hay việc thường xuyên ngồi điều hoà, thói quen ăn uống không điều độ… đều có khả năng khiến kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt ra quá nhiều thường do rối loạn hormone.

Nguy cơ mắc các bệnh về gan, mật: Ban đêm là thời gian các cơ quan bài độc của gan, mật, phổi…. Vì vậy, nếu các cơ quan này phải làm việc trái quy luật, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về gan, mật, phổi….

Nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, ung thư dạ dày: Thức khuya sẽ dẫn đến tình trạng “ăn đêm', dẫn đến nguy cơ đau dạ dày. Thường xuyên ăn đêm dễ gây ung thư dạ dày (do đường tiêu hóa không được nghỉ ngơi, việc tái sinh tế bào niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng dễ dẫn đến viêm loét dạ dày…)

Viêm nhiễm 'vùng kín': Thức đêm nhiều làm cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, sức đề kháng giảm, dẫn đến môi trường trong âm đạo bị khô nên sẽ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Các loại bệnh viêm nhiễm dễ gặp ở phụ nữ như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ.

Lão hóa nhanh: Ngủ không đủ giấc sẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu.

Bệnh về 'núi đôi': Thức đêm sẽ khiến phụ nữ phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng, là nguyên nhân làm hủy hoại một loại hormone có chức năng ức chế khối u, đặc biệt khối u ở vú. Do đó, những phụ nữ thức khuy dễ mắc phải bệnh tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú và ung thư vú.

Suy nhược thần kinh: Thức khuya khiến thần kinh giao cảm con người vẫn hoạt động mạnh, ngày hôm sau, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu…, lâu dần dẫn đến suy nhược thần kinh.

Bình luận
Bạn chưa nhập nội dung bình luận
Họ tên tối thiểu 2 ký tự !