Thiếu vật liệu cao tốc Bắc-Nam: Đẩy tiến độ cấp mỏ, dùng cát biển thay thế

Đầu TưThứ Sáu, 28/07/2023 07:45:37 +07:00

Để cao tốc Bắc-Nam đảm bảo tiến độ, cần đẩy nhanh thủ tục cấp phép mỏ, cho phép lấy cát biển thi công thử nghiệm các dự án khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đẩy nhanh thủ tục cấp phép khai thác mỏ, công khai giá

Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung ứng vật liệu cho dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.

Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.

Theo báo cáo, hiện nay, các dự án thành phần đoạn từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa cần hơn 17 triệu m3 đá, chủ yếu lấy từ các mỏ đang khai thác với tổng công suất khai thác hiện nay khoảng gần 9,6 triệu m3/năm. Công suất khai thác hiện nay của các mỏ cơ bản đáp ứng.

“Nhằm tạo thuận lợi cho quá trình hoàn thiện thủ tục cấp phép mỏ vật liệu, Bộ GTVT cũng kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan, các địa phương để hướng dẫn các chủ đầu tư xác định giá vật liệu tại mỏ (gồm giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, đền bù cây cối, hoa màu…)”, đại diện Bộ GTVT cho biết.

Về vật liệu cát, tổng nhu cầu cần gần 9,7 triệu m3. Trong đó, hơn 4 triệu m3 được sử dụng từ 82 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng hơn 11 triệu m3. Tổng công suất khai thác khoảng 1,7 triệu m3/năm. Còn lại gần 5,4 triệu m3 được sử dụng từ 16 mỏ chưa khai thác có tổng trữ lượng hơn 10 triệu m3.

Đối với vật liệu đất, theo tính toán, tổng nhu cầu các dự án thành phần từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa cần hơn 47 triệu m3. Trong đó, hơn 5 triệu m3 được sử dụng từ 21 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng hơn 8,5 triệu m3, tổng công suất khai thác khoảng 2,54 triệu m3/năm. Gần 42 triệu m3 còn lại được sử dụng từ 71 mỏ chưa khai thác có tổng trữ lượng hơn 61 triệu m3.

Sau khi Bộ TN&MT ban hành các văn bản hướng dẫn, trình tự thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cơ bản không còn vướng mắc.

Sau khi Bộ TN&MT ban hành các văn bản hướng dẫn, trình tự thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cơ bản không còn vướng mắc.

“Với các mỏ đang khai thác, công suất cơ bản đáp ứng nhu cầu, chỉ có 2 mỏ trên địa phận tỉnh Hà Tĩnh công suất chưa đáp ứng. Hiện nay, các nhà thầu đã trình 55/71 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác với tổng trữ lượng hơn 53 triệu m3. UBND các tỉnh đã xác nhận bản đăng ký khối lượng khai thác 26/556 mỏ với tổng trữ lượng hơn 32 triệu m3 cho các nhà thầu, đáp ứng khoảng 68% nhu cầu dự án”, đại diện Bộ GTVT cho biết.

Theo Bộ GTVT, dù đã xin cấp phép, nhưng đến nay các nhà thầu mới khai thác được 9/26 mỏ đất với tổng trữ lượng khoảng hơn 6,4 triệu m3, chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu. Các mỏ còn lại chưa khai thác được do việc thương thảo với chủ sở hữu đất về giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh theo quy định gặp nhiều khó khăn.

Cho thử nghiệm cát biển ở một số đoạn cao tốc ở ĐBSCL

Sau khi Bộ TN&MT ban hành các văn bản hướng dẫn, trình tự thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cơ bản không còn vướng mắc.

Tháng 7/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu Sở TN&MT ban hành hướng dẫn nhà thầu dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn quy trình thủ tục cấp mỏ theo hướng dẫn mới tại văn bản mới của Bộ TN&MT.

Để cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đảm bảo tiến độ, thủ tục cấp phép mỏ vật phải được đẩy nhanh và cho phép dùng cát biển để thi công thử nghiệm tại các dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Để cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đảm bảo tiến độ, thủ tục cấp phép mỏ vật phải được đẩy nhanh và cho phép dùng cát biển để thi công thử nghiệm tại các dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả (đơn vị đứng đầu liên danh nhà thầu dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn) cho biết, tổng nhu cầu đất đắp của dự án cần hơn 13.000.000m3, khối lượng cát cần hơn 1.400.000m3, vật liệu đá cần gần 2.000.000m3.

Ngoại trừ vật liệu đá được tận dụng từ đào hầm và các mỏ thương mại, riêng ở phía tỉnh Quảng Ngãi, nhà thầu đang lập hồ sơ xin cấp phép 11 mỏ đất với tổng công suất khoảng 9.000.000m3.

“Đến nay, tỉnh đã cấp phép khai thác 1 mỏ với tổng công suất 1.000.000m3; 3 mỏ đang thẩm định đánh giá tác động môi trường, dự kiến cấp phép khai thác trước ngày 30/7/2023; 7 mỏ đang thực hiện các thủ tục xin cấp phép. Về mỏ cát, nhà thầu sử dụng 5 mỏ thương mại (350.000m3). Phần còn thiếu đang thực hiện thủ tục xin cấp phép 1 mỏ với trữ lượng 570.000m3”, đại diện đơn vị thi công cho biết.

Tham gia gói thầu XL12 dự án đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng, đại diện doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cho biết, sau những công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công văn hướng dẫn của Bộ TN&MT, tiến độ xem xét thủ tục cấp phép mỏ đặc thù ở địa phương đã được đẩy lên rất nhanh.

“Tính toán cho thấy, tổng nhu cầu đất đắp nhà thầu Xuân Trường cần huy động thi công XL12 dự án Hàm Nghi - Vũng Áng và gói thầu XL11 dự án đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi là hơn 3.000.000m3. Nhà thầu đã làm thủ tục xin cấp phép 3 mỏ với trữ lượng hơn 3.000.000m3. Hiện tại, thủ tục đã cơ bản xong, dự kiến đến khoảng ngày 30/9/2023, đơn vị thi công có thể tiếp cận khai thác mỏ”, đại diện nhà thầu nói.

Đảm bảo hơn 9 triệu m3 cát thi công dự án cao tốc Băc-Nam khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đảm bảo hơn 9 triệu m3 cát thi công dự án cao tốc Băc-Nam khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cũng theo đại diện đơn vị thi công, riêng vật liệu cát, nhu cầu hai gói thầu của Xuân Trường cần khoảng 500.000m3. Khoảng 300.000m3 trong đó dự kiến mua thương mại. Khối lượng còn lại, nhà thầu đang xin cấp phép mỏ Kỳ Lạc (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để khai thác.

Về nguồn vật liệu cho các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, riêng đoạn Cần Thơ - Cà Mau, Bộ GTVT cho biết, tổng khối lượng đá các loại khoảng gần 1,4 triệu m3; tổng khối lượng đất đắp khoảng 1,7 triệu m3; tổng khối lượng cát đắp nền khoảng hơn 18 triệu m3.

Với vật liệu đá, đất đã khảo sát đủ trữ lượng, chất lượng, công suất khai thác đáp ứng nhu cầu các dự án thành phần.

Đối với vật liệu cát, trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT, UBND tỉnh An Giang đã thống nhất cung cấp cho dự án 1,1 triệu m3 từ các mỏ đang khai thác, tỉnh Đồng Tháp thống nhất cung cấp 1,89 triệu m3.

Đối với 2,2 triệu m3 cát còn lại của năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh An Giang đã có văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất lấy từ các mỏ đang khai thác, UBND tỉnh đang xem xét để quyết định.

Tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản thống nhất cấp đủ cho dự án 7 triệu m3. Trong đó, đã cấp cho dự án gần 0,4 triệu m3 từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác và sẽ tiếp tục cấp 0,5 triệu m3 từ các mỏ đang khai thác.

Tỉnh Vĩnh Long hiện có 5 mỏ với trữ lượng khoảng 5 triệu m3 đảm bảo chất lượng yêu cầu. Sở TN&MT đã trình UBND tỉnh đề xuất giao hai mỏ có trữ lượng khoảng 1,8 triệu m3 cho dự án.

Phi Long(VOV.VN)
Bình luận
vtcnews.vn