Thanh Hoá phát hiện 5 mẫu thuốc giả, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Tin tứcThứ Bảy, 02/12/2023 09:07:00 +07:00
(VTC News) -

Cục Quản lý Dược gửi văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc.

Theo Cục Quản lý Dược, trong thời gian qua, Cục nhận được các công văn của Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa, báo cáo phát hiện một số mẫu thuốc vi phạm chất lượng, trong đó một số mẫu thuốc là thuốc giả. Cụ thể:

1. Viên nén Ciprofloxacin 500mg (Ciprofloxacin 500mg), không có thông tin về số GĐKLH, số lô BS 113378, NSX 03/2022, HD 03/2025; NSX, địa chỉ: Leno Limited, 7 Fairclough Road, Port Elizabeth 6001.

Mẫu thuốc được lấy tại Nhà thuốc Minh Châu FAMILY (địa chỉ: Tiểu khu 1, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

2. Viên nang cứng Cefalexin 500 (Cephalexin khan 500mg), số GĐKLH VD-25166-17, số lô 04310321, NSX 310321, HD 310324; NSX: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long, địa chỉ: 150, đường 14/9 phường 5, TP Vĩnh Long, Việt Nam.

Mẫu thuốc được lấy tại Nhà thuốc Minh Châu FAMILY (địa chỉ: Tiểu khu 1, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Cục Quản lý Dược gửi văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả.

Cục Quản lý Dược gửi văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả.

3. Viên nén Ophazidon (Paracetamol 250mg, Cafein 10mg), số GĐKLH VD-26803-17, số lô 040523, NSX 040523, HD 040525; NSX: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội, địa chỉ: Lô 15, Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.

Mẫu thuốc được lấy tại Nhà thuốc Tâm Đức Pharma (địa chỉ: tổ dân phố Thanh Minh, phường Tân Dân, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

4. Viên nén Ophazidon (Paracetamol 250mg; Cafein 10mg), số GĐKLH: VD-26803-17, Số lô: 841221, NSX: 231221, HD: 231223; NSX: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội, địa chỉ: Lô 15, Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.

Mẫu thuốc được lấy tại Nhà thuốc Thành Bích (địa chỉ: Phố 6, Định Hòa, Đông Cương, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

5. Viên nén TETRACYCLIN 250mg, số GĐKLH: VD-30127-18, lô SX: 092019, NSX: 180919, HD: 180923; NSX: Công ty TNHH MTV 120 Armepharco. Mẫu thuốc lấy tại Nhà thuốc Hoàng Anh (DS. Hoàng Trường Sơn) - Thôn Kênh Lâm, xã Quảng Đại, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Để tiếp tục tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Đồng thời thực hiện nghiêm công văn số 7173/BYT-QLD của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; Công văn số 1729/QLD-CL của Cục Quản lý Dược về việc thông báo thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn. Trong đó, trọng tâm kiểm tra về hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của thuốc.

Địa phương cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo qui định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng (Cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ban chỉ đạo 389 thành phố …). Cần cao điểm thanh tra, kiểm tra đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm. Chú trọng công tác điều tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của các loại thuốc nêu trên.

Chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ vi phạm chất lượng; báo cáo kịp thời các vụ việc phát hiện tới Sở Y tế và cơ quan chức năng liên quan.

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế Thanh Hoá thiết lập đường dây nóng, tiếp nhận các thông tin về thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý.

Phối hợp với Sở Thông tin truyền thông tăng cường công tác truyền thông, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh, người sử dụng thuốc: Chỉ kinh doanh, phân phối, sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh dược có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Nghiêm cấm hành vi kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu. Chỉ mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp; không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.

Cùng đó thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không đạt chất lượng để người dân biết và không sử dụng các loại thuốc này. 

Minh Khôi
Bình luận
vtcnews.vn