Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đến Mỹ, điều gì sẽ xảy ra?

Thế giớiThứ Tư, 12/02/2014 07:50:00 +07:00

(VTC News) -Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của Trung Quốc được cho là có khả năng mang tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm bắn 14.000km và có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Theo Văn phòng tình báo hải quân Mỹ, các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thuộc lớp Tấn 094 của Trung Quốc với các tên lửa JL- 2 sẽ bắt đầu tuần tra trong năm 2014. 
Chuyên gia quân sự Nga đánh giá nếu điều này xảy ra, đây là sẽ bước ngoặt của hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của Trung Quốc

Tin tình báo Hải quân Mỹ nói tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn với khả năng mang tên lửa hạt nhân sẽ tiến sát các bang Hawaii, Alaska trên bờ Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của Trung Quốc được cho là có khả năng mang tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm bắn 14.000km và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Theo ý kiến của chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, cách thực hiện nhiệm vụ tuần tra sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ ở vùng phía Tây Thái Bình Dương.
Theo dữ liệu của Mỹ, tàu ngầm hạt nhân Type 092 với 12 tên lửa JL -1 được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc trong năm 1987 chưa bao giờ có nhiệm vụ tuần tra chiến đấu mà chỉ thực hiện các chuyến đi biển huấn luyện ngắn hạn.
Trong trường hợp xung đột quân sự, tàu ngầm chỉ có giá trị hạn chế: nó có thể ra biển và hiện diện trong thời gian nhất định ở vùng biển Vịnh Bột Hải do lực lượng Trung Quốc kiểm soát. Tầm bắn tên lửa của nó đủ để đánh vào các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và những điểm dân cư ở vùng Viễn Đông của Liên Xô. 
Tàu ngầm lớp Tấn 094 với tên lửa JL- 2 có tầm xa hơn 8.000 km. Theo đánh giá của Văn phòng tình báo hải quân Mỹ, tàu ngầm này có khả năng tung ra một cuộc tấn công hạt nhân chống lại các mục tiêu quan trọng ở Alaska và Hawaii, cũng như tất cả các căn cứ của Mỹ và các đồng minh của họ ở châu Á, trong khi đang hiện diện gần bờ biển Trung Quốc.
Quyết định bắt đầu tuần tra chiến đấu làm nảy sinh câu hỏi về thành phần hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc trong tương lai. Người ta cho rằng, để thực hiện nhiệm vụ này, hải quân phải có ít nhất ba tàu ngầm. 
Song, có chú ý đến sự sữa chữa lớn, thì cần phải có ít nhất bốn tàu. Vương quốc Anh và Pháp hiện có 4 tàu ngầm mỗi nước. Chăc là, Trung Quốc phải có nhiều hơn 5 tàu ngầm Type 094 ngoài 3 tàu đã có sẵn.
Một vấn đề quan trọng là khía cạnh chiến thuật của các tàu ngầm. Hiện nay, các tàu ngầm Trung Quốc vẫn còn thua kém phương Tây và Nga về khả năng ẩn giấu, tàng hình. 
Hải quân Trung Quốc vẫn bị cho là yếu hơn rất nhiều so với Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Bắc Kinh có những bước tiến mạnh mẽ để cụ thể hóa tham vọng vươn ra đại dương. 
Trước khi đưa tàu ngầm hạt nhân ra biển, quân đội Trung Quốc được cho là đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân. Cuộc thử nghiệm tên lửa được mô tả là "có khả năng xuyên thủng bất cứ hệ thống đánh chặn nào và hủy diệt mục tiêu với đầu đạn hạt nhân". 
Mạng tin Free Bacon của Mỹ dẫn lời Lầu Năm Góc xác nhận vụ thử tên lửa đã diễn ra, nhưng không kèm theo bình luận nào.
Hải quân Trung Quốc sẽ gặp khó khăn khi bảo vệ chúng khỏi các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hoa Kỳ. Có khả năng, Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề này bằng phương pháp của Liên Xô, tức là bằng cách thành lập cái gọi là "pháo đài trên biển" – khu vực biển được bảo vệ vững chắc, nơi các tàu ngầm neo đậu.
Vùng biển này là một trong những khu vực hàng hải và đánh bắt hải sản sôi động nhất. Ở vùng biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc đang tham gia vào nhiều tranh chấp lãnh thổ đôi khi dễ bùng nổ.
Việc triển khai bộ phận hải quân của lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc ở vùng biển này có thể làm cho các tranh chấp lãnh thổ và các cuộc xung đột tiềm ẩn liên quan đến các tranh chấp đó, mang tính chất nguy hiểm hơn.
Bình luận
vtcnews.vn