Phụ gia thực phẩm: “kẻ sát thủ giấu mặt”

Sức khỏeThứ Bảy, 23/07/2011 06:19:00 +07:00

(VTC News) - Người tiêu dùng "tẩu hỏa nhập ma" với một "rừng" phụ gia thực phẩm có trong các sản phẩm đang bán trên thị trường mà không biết được lợi, hại...

(VTC News) – Hầu hết các loại thức ăn hiện nay đều không thể thiếu phụ gia thực phẩm như: muối, chất tạo màu, chất tẩy trắng,  Phụ gia thực phẩm được sử dụng hợp lý, đúng tiêu chuẩn sẽ tạo được khẩu vị ăn ngon, dễ sản xuất, bảo quản… nhưng nếu không đúng liều lượng thì lại là “kẻ sát thủ” giấu mặt với con người.



Thời gian qua, các vụ nhiễm độc từ phụ gia thực phẩm như chất tạo đục DEHP có trong thạch rau câu, chất tạo màu E102 có trong mì ăn liền… đã khiến người tiêu dùng “đứng ngồi không yên” vì không biết phải ăn gì, uống gì mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên,  hầu hết các loại thức ăn có trên thị trường hiện nay đều phải sử dụng một hay nhiều loại phụ gia thực phẩm đi kèm như: chất tạo mùi, vị, màu, độ giòn… Để bảo vệ chính mình, không còn cách nào khác, người tiêu dùng phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để tránh bị “tiền mất tật mang” từ phụ gia thực phẩm.

Theo các chuyên gia, một số bệnh lý thường gặp cần phải tránh hoặc hạn chế sử dụng thức ăn có chứa các chất phụ gia thực phẩm.

 1. Huyết áp cao và bệnh tim mạch

Thịt muối, dăm bông, xúc xích, cá xông khói, thịt hộp… là những thực phẩm chính mà người bị huyết áp cao nên tránh dùng hoặc hạn chế sử dụng. Các chất tạo hương vị, tạo màu đỏ và ngăn chặn sự phát triển của loại vi khuẩn gây ngộ độc thịt sẽ làm tăng hàm lượng muối trong máu khiến huyết áp dễ lên cao, tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch…

Thịt xông khói là món ăn chứa nhiều muối diêm (NaNO3) được khuyến cáo không nên dành cho người mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao. (Ảnh internet) 

Muối diêm (Natri nitrat – NaNO3) có độ mặn gấp nhiều lần so với muối thường sẽ làm tim phải hoạt động nhiều hơn để đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, dễ gây suy tim, tăng nguy cơ tai biến tim mạch. Chất này thường có trong phô mai, kem, bơ, dầu ăn.

 2. Bệnh gout, béo phì

Các chất phụ gia tạo ngọt công nghiệp như Aspartame và Transfats thường có trong các thực phẩm giảm cân, đồ uống không cồn, dầu ăn, bơ, pho mai, thịt hộp… khi vào cơ thể sẽ làm suy nhược thần kinh, đau đầu, giảm trí nhớ, tăng cân.

 3. Đau dạ dày

Người bị đau dạ dày nên tránh các chất phụ gia như hàn the, phèn, chất tẩy trắng công nghiệp thường có trong bánh tẻ, bánh đúc, bún, phở... Các chất phụ gia này sẽ gây giãn cơ mạch máu, làm ngộ độc máu, khó bị đào thải và gây tích tố độc ở gan. Đến lúc lượng độc tích tụ đủ lớn sẽ dẫn đến gây ngộ độc mãn tính cho cơ thể.

Bún, phở, bánh đúc... là những thực phẩm có chứa hàn the và chất tẩy trắng cũng không phải là đồ ăn hợp lý cho người mắc bệnh dạ dày. (Ảnh internet) 

 4. Bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường phải có chế độ ăn uống cẩn thận hơn cả. Không nên sử dụng những chất phụ gia tạo ngọt như: siro, cà phê, acid phosphoric, hương liệu tạo mùi… thường có trong đồ uống có gas, cồn, nước ép hoa quả, bánh kẹo…

Theo các nhà khoa học, chất tạo ngọt có trong các sản phẩm trên thường có độ ngọt gấp nhiều lần so với các loại hoa quả có trong tự nhiên. Vì thế, lượng đường hấp thu vào cơ thể sẽ tăng lên nhiều lần và làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

 5. Bệnh suy gan, thận

Các loại ngũ cốc, kẹo cao su, khoai tây chiên, dầu thực vật là “sát thủ” nặng ký của những người mắc bệnh này vì chúng có chứa chất phụ gia BHS, BHT – chất chống oxy hóa để bảo quan thực phẩm.

Khi vào cơ thể, các chất này sẽ gây tổn hại tới gan, thận vì có chứa hàm lượng độc tố cao làm suy yếu hệ miễn dịch, gây ung thư gan.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cấm sử dụng 2 chất này nhưng trên thị trường vẫn nhiều nhà sản xuất dùng vì giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế cao.

 6. Bệnh về đường tiêu hóa

Người mắc bệnh về đường tiêu hóa nên tránh hoặc hạn chế sử dụng các chất phụ gia giúp lên men nhanh như: enzyme, amilia… hay có trong nem chua, cà muối, dưa chua. Các chất này có nguy cơ làm giảm hệ miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, hấp thụ thức ăn kém, loét dạ dày….

 7.Bệnh rối loạn tiền đình, thần kinh yếu

Bánh đúc, bún, phở… và các chất có sử dụng hàn the được khuyến cáo không nên dùng nhiều đối với những người mắc bệnh này. Chất tẩy trắng sẽ làm rối loạn hệ thần kinh, máu lên não chậm, gây nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt…

Ngoài ra, cà phê và các đồ uống có cồn cũng nên tránh sử dụng vì chúng có thể làm giảm kích thích tới màng não, gây bệnh trầm cảm, rối loạn chức năng… đối với người mắc bệnh này.

Theo số liệu của Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), trong 203 mẫu nguyên liệu gồm 9 loại màu trong thực phẩm thì 100% các mẫu có màu xanh dương, tím nho, hồng đều là những màu không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y Tế.

Còn theo Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, 60/60 mẫu cá hộp ngâm dầu có sử dụng chất bảo quản Natri Benzoat – một chất mà chỉ cần bị 2g/kg trọng lượng có thể xâm nhập đã có thể gây tử vong.

(Theo SKGD)


Mai Anh (Tổng hợp)



Bình luận
vtcnews.vn