Sau động đất, báu vật nặng 1,3 tấn lộ ra giữa sân trường

Khám pháThứ Ba, 24/10/2023 15:11:00 +07:00
(VTC News) -

Một báu vật to lớn bất ngờ xuất hiện sau trận động đất lên tới 7,6 độ richter.

Theo Live Science, sau trận động đất 7,6 độ richter ở thủ đô Mexico City, mộ kho báu khổng lồ xuất hiện trong khuôn viên của trường Đại học tự trị quốc gia Mexico. 

Nhận được tin báo, các nhà khảo cổ thuộc Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) nhanh chóng tới hiện trường.

Các nhà khảo cổ tìm thấy một tượng đầu rắn trong trường đại học sau trận động đất ở Mexico. (Ảnh: Live Science)

Các nhà khảo cổ tìm thấy một tượng đầu rắn trong trường đại học sau trận động đất ở Mexico. (Ảnh: Live Science)

Giới khảo cổ đã tìm thấy một tượng đầu rắn kích thước dài 1,8m, rộng 0,85m và cao 1m. Bức tượng này nặng tới 1,3 tấn và được sơn nhiều màu sắc.

Theo các nhà khảo cổ học của INAH, bức tượng có niên đại khoảng 500 năm, thuộc nền văn hoá Aztec. Ngôi trường nơi xảy ra động đất từng hé lộ nhiều tàn tích khác của nền văn minh Aztec.

Người Aztec luôn nổi tiếng với các kiến trúc và tác phẩm điêu khắc độc đáo. Họ xây dựng nhiều đền thờ, kim tự tháp... nhằm tôn vinh các vị thần, trong đó có Quetzalcoatl - vị thần thường được miêu tả là một con rắn.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ vẫn chưa thể khẳng định đầu rắn khổng lồ này có phải miêu tả thần Quetzalcoatl hay không.

Bức tượng niên đại khoảng 500 năm, thuộc nền văn hoá Aztec. (Ảnh: Live Science)

Bức tượng niên đại khoảng 500 năm, thuộc nền văn hoá Aztec. (Ảnh: Live Science)

Bức tượng gồm màu đỏ, xanh, đen và trắng vẫn được giữ nguyên sau 500 năm bị chôn vùi. Ước tính tới 80% bề mặt vẫn bảo tồn được màu sắc.

Để bảo quản nó, nhóm khảo cổ đã phải dùng cần cẩu nhấc thẳng khối đá lên khỏi mặt đất và xây dựng một buồng ẩm xung quanh tác phẩm điêu khắc, nhằm giảm độ ẩm dần dần để bảo tồn màu sắc của cổ vật được nguyên vẹn.

Ông Bertrand Lobjois, phó giáo sư nhân văn tại Đại học Monterrey ở Mexico cho biết: “Lần đầu tiên nhìn thấy chiếc đầu rắn này, tôi bị choáng ngợp bởi kích thước của nó”.

Còn nhà khảo cổ học Erika Robles Cortés từ INAH chia sẻ, màu sắc chiếc đầu rắn được bảo tồn rất quan trọng trong phát hiện này. Từ đây có thể hé lộ cách người cổ đại giữ cho màu sắc ổn định để sử dụng trong các tác phẩm cỡ lớn dù biết chúng cần phải chống chọi với nhiều loại hình thời tiết.

Quốc Thái(Nguồn: Live Science)
Bình luận
vtcnews.vn