Sao Hôm và sao Mai thực ra là 1 hành tinh, thường bị nhầm với UFO vì quá sáng

TrẻThứ Bảy, 21/08/2021 15:30:00 +07:00

So với Trái đất, ngôi sao này xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh.

Sao Hôm và sao Mai là những khái niệm quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam. Sao Mai xuất hiện lúc bình minh và sao Hôm xuất hiện lúc chập tối. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng sao Mai và sao Hôm chính là sao Kim.

Buổi sáng, khi trời vừa rạng thỉnh thoảng ta thấy ở phương Đông ngôi "sao Mai" xuất hiện. Lúc chiều tà vào buổi hoàng hôn, đôi lúc ta lại thấy "sao Hôm" ở phương Tây. Hai ngôi sao này, thực ra chỉ là một - đó là sao Kim. Người ta còn gọi sao Kim là sao Thái bạch hoặc Thái bạch kim tinh (ngôi sao rất trắng).

Sao Hôm và sao Mai thực ra là 1 hành tinh, thường bị nhầm với UFO vì quá sáng - 1

(Ảnh: Google Sites)

Một số thông tin thú vị về sao Kim:

- Sao Kim là hành tinh nóng nhất và cũng là hành tinh sáng nhất trong Hệ Mặt trời - sau Mặt trăng và Mặt trời, do đó nó hay bị nhầm là vật thể bay không xác định (UFO).

- Sao Kim là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời quay ngược lại so với chiều kim đồng hồ. Sao Kim quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng từ Tây sang Đông. Hay nói cách khác, ở sao Kim, Mặt Trời mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông.

Sao Hôm và sao Mai thực ra là 1 hành tinh, thường bị nhầm với UFO vì quá sáng - 2

(Ảnh: Solar Earth USA)

- Được các nhà thiên văn học coi như chị em sinh đôi của Trái đất, Sao Kim có rất nhiều điểm tương đồng với hành tinh của chúng ta: cả hai đều được tạo nên từ đá, có kích cỡ và hình dạng gần giống nhau. 

- Khoảng cách từ Trái Đất đến Sao Kim là 2,3 phút ánh sáng, khoảng 41 triệu km, là hành tinh gần Trái đất nhất. 

- Sao Kim quay rất chậm: 1 ngày trên sao Kim tương đương với 224,7 ngày ở Trái đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt trời mất 225 ngày (so với Trái đất là 365 ngày).

Sao Hôm và sao Mai thực ra là 1 hành tinh, thường bị nhầm với UFO vì quá sáng - 3

(Ảnh: NASA)

- Thành phần chủ yếu của khí quyển sao Kim là CO2 chiếm 97%, hàm lượng agon và neon (Ar và Ne) nhiều hơn khí quyển Trái đất rất nhiều. Bề mặt sao Kim có áp suất là 90Atm, tương đương với áp suất dưới biển sâu 900m của Trái đất. Áp suất lớn như vậy khiến cho sao Kim chịu "hiệu ứng nhà kính" với nhiệt độ mặt sao Kim lên đến 480 độ C. Rõ ràng với môi trường như vậy không thể có sự sống.

Cersei(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn