Nóng sáng 12/6: Tàu Trung Quốc vây ép ngư dân Việt Nam

Thời sựThứ Năm, 12/06/2014 07:53:00 +07:00

(VTC News) - 35 tàu cá Trung Quốc, dưới sự hỗ trợ của tàu Hải cảnh tiếp tục vây ép, ngăn cản tàu cá của ngư dân VN khai thác tại ngư trường truyền thống.

(VTC News) - 35 tàu cá Trung Quốc, dưới sự hỗ trợ của tàu Hải cảnh tiếp tục vây ép, ngăn cản tàu cá của ngư dân ta khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống ra xa khu vực giàn khoan 38 - 40 hải lý.

» Kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và hơn 100 tàu
» Tân Hoa Xã: Đặc công nước Việt Nam thiện chiến nhất Đông Nam Á
» Nóng chiều 11/6: Trung Quốc hứng ‘gạch đá’ vì hư cấu, xuyên tạc sự thật

Thông tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, hôm qua, 11/6, các tàu Kiểm ngư vẫn kiên trì bám trụ tại hiện trường giàn khoan, đồng thời tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao trên khu vực cách giàn khoan 7 - 10 hải lý để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương- 981 khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc hạ thấp giàn khoan, bố trí tàu chiến bảo vệ
 Rất đông các hải cảnh, hải giám cỡ lớn của Trung Quốc bao quanh bảo vệ giàn khoan.

Tàu cá Việt Nam tiếp tục bám trụ tại ngư trường cách khu vực giàn khoan khoảng 30 – 40 hải lý, tổ chức đánh bắt thủy sản, đấu tranh đòi ngư trường và phản đối hành động ngang ngược của tàu cá, tàu Hải cảnh của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu khỏi khu vực biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong ngày, Trung Quốc duy trì khoảng 39 tàu Hải cảnh, 14 tàu vận tải, 20 tàu kéo, 35 tàu cá và 6 tàu quân sự bố trí bảo vệ giàn khoan. Các tàu quân sự được Trung Quốc bố trí xung quanh giàn khoan theo 3 hướng Đông- Tây-Nam, mỗi hướng 2 tàu.

Video Trung Quốc ngày càng hung hăng:

Tàu cá Trung Quốc với khoảng 35 chiếc, dưới sự hỗ trợ của tàu Hải cảnh đã tiếp tục vây ép, ngăn cản tàu cá của ngư dân ta khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống ra xa khu vực giàn khoan 38 - 40 hải lý. Các tàu cá của ngư dân ta đã bình tĩnh vòng tránh tiếp tục bám ngư trường khai thác thủy sản.

Tại khu vực giàn khoan, các tàu của Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải đã tổ chức thành từng nhóm cách giàn khoan 7 – 8 hải lý và 9 – 11 hải lý để ngăn cản quyết liệt và sẵn sàng đâm va, phun vòi rồng vào các tàu của Việt Nam nhằm đẩy phạm vi hoạt động của các tàu Kiểm ngư ra xa khu vực giàn khoan.

Trước hành vi hung hăng, manh động của tàu Trung Quốc, các tàu Kiểm ngư và tàu cá của ngư dân ta vẫn an toàn và kiên trì bám sát hiện trường, bám ngư trường để thực hiện nhiệm vụ.

Nghẹn ngào bức thư gửi bố ở Hoàng Sa

Một lá thư chan chứa tình cảm của cô bé mới học lớp 3 gửi cho bố đang công tác ngoài hải đảo khiến người đọc không khỏi bùi ngùi, xúc động.

Theo Tuổi trẻ, bố của cô bé Phạm Minh Châu là đại úy Phạm Đức Hạnh đang công tác tại vùng biển Hoàng Sa, Việt Nam, trên tàu cảnh sát biển 8003. Lá thư của Minh Châu được viết từ ngày 17/5 nhưng mãi vẫn chưa gửi đi được đã làm mọi người trong gia đình phải nghẹn lòng...


Chị Vũ Thị Bích Thuận cùng bé Minh Châu (bìa phải) và Hương Giang xem lại bức thư trước khi gửi cho đại úy Phạm Đức Hạnh - Ảnh: Quang Thế/TTO
Chị Vũ Thị Bích Thuận cùng bé Minh Châu (bìa phải) và Hương Giang xem lại bức thư trước khi gửi cho đại úy Phạm Đức Hạnh - Ảnh: Quang Thế/TTO 

Thư viết:

“Hà Nội ngày 17 tháng 5 năm 2014

Bố thân quý!

Đã mấy tuần trôi qua con và Hương Giang nhớ bố nhiều lắm! Bố có khỏe không? Ở đảo bố sống thế nào, có tốt không? Con lo cho bố lắm, nhiều lần con còn khóc vì nhớ bố. Hôm trước con với Giang nhìn thấy bố trên tivi, Giang khóc mãi mới nín. Khi nào bố về? Ở đó nếu có sóng, bố gọi con đầu tiên nhé! Bố nhớ về sớm để chơi với con và Hương Giang. Bác Phú lần trước đến nhà mình hỏi thăm bố đấy bố ạ. Bố có nhớ con không?

Thôi con dừng bút ở đây. Con tạm biệt bố. Bố nhớ gửi thư cho con.

Con gái yêu quý

Châu

Phạm Minh Châu

(Bố nhớ sang trang con có món quà rất đặc biệt)”.


Món quà mà Minh Châu nói bố đọc tiếp sang trang bên là một hình trái tim và dòng chữ ‘‘Con yêu bố nhiều’’ được tô bằng bút chì màu trên nền giấy vở ô li.

Tàu Trung Quốc liên tục cắt lưới tàu ngư dân Việt Nam


Theo Pháp luật TP.HCM, hiện gần như tất cả tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) đều bị Trung Quốc cắt lưới, ít nhất một lần, nhiều là hai đến ba lần.

Vừa trở về từ ngư trường Hoàng Sa, ông Bùi Văn Biền, ngụ khu phố 5, thị trấn Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị), cho biết những ngày qua các tàu của ngư dân Quảng Trị đánh cá trên vùng biển truyền thống Hoàng Sa đều bị tàu Trung Quốc (TQ) tấn công, áp sát dùng dây cáp, móc neo và các vật dụng khác cắt phá lưới…

 Ngư dân đang ngồi vá lại lưới bị tàu Trung Quốc cắt nát - Ảnh: Viết Long/Pháp luật TP.HCM
Ngư dân đang ngồi vá lại lưới bị tàu Trung Quốc cắt nát - Ảnh: Viết Long/Pháp luật TP.HCM 

Chỉ vào đống lưới nát vụn trước hiên nhà, ông Biền bức xúc kể: “Ngày 5/6, tôi điều khiển tàu QT-90163 vào vùng biển truyền thống Hoàng Sa để đánh bắt. Sau khi anh em hoàn thành công đoạn bủa lưới thì lù lù xuất hiện hai chiếc tàu lớn của Trung Quốc. Họ tiến sát tàu của tôi, rú còi, phát loa thông báo bằng ba thứ tiếng Trung Quốc, tiếng Việt và tiếng Anh yêu cầu chúng tôi không được đánh bắt khu vực này và tiến hành chèn ép tàu chúng tôi. Sau đó, tàu Trung Quốc thả các móc neo, dùng dây cáp quấn lưới rồi cho tàu chạy xà vòng cắt đứt từng khoang lưới”.

Video ngư dân đánh bắt cá quanh giàn khoan phi pháp:

Chứng kiến những mảnh lưới bị tàu Trung Quốc cắt, ông Biền cho hay các anh em trên tàu hết sức căm phẫn. “Nhưng chúng tôi không thể làm được gì, vì tàu Trung Quốc quá lớn. Chúng tôi thấy vô lý quá vì đây là ngư trường truyền thống chúng tôi đánh bắt suốt bao năm nay, sao bây giờ họ lại ngang ngược chặn phá thế được” - ông Biền nói.

Ngư dân tính chuyện đồng loạt khởi kiện Trung Quốc


Theo Tiền phong Online, chưa bao giờ ngư dân miền Trung đánh bắt ở Hoàng Sa lại gặp sự đe dọa hung hăng của tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc như hiện nay. 
Liên tiếp nhiều tàu Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam trở về trong thương tích. Nhiều ngư dân đã tính đến chuyện đồng loạt khởi kiện phía Trung Quốc.

“Chúng tôi có đầy đủ chứng cớ trong tay, sẽ khởi kiện đồng loạt hoặc làm nhân chứng” - anh Lê Văn Chiến, thuyền trưởng tàu ĐNa 90351 khẳng khái.

 Ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tấn công ở Hoàng Sa (trong ảnh: tàu cá Trung Quốc đang lao tới đâm va tàu cá Đà Nẵng) Ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tấn công ở Hoàng Sa (trong ảnh: tàu cá Trung Quốc đang lao tới đâm va tàu cá Đà Nẵng)
Ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tấn công ở Hoàng Sa (trong ảnh: tàu cá Trung Quốc đang lao tới đâm va tàu cá Đà Nẵng) Ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tấn công ở Hoàng Sa (trong ảnh: tàu cá Trung Quốc đang lao tới đâm va tàu cá Đà Nẵng) 

Ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải (Lý Sơn) cho biết:  Hiện nghiệp đoàn đang phối hợp với các ngành chức năng, xác minh để thu thập bằng chứng, chứng minh hành vi thô bạo, vi phạm luật biển quốc tế để khởi kiện Trung Quốc”.

Theo ông Chinh, những ngày qua, việc Trung Quốc có những hành động ngang ngược, vô nhân đạo khiến nhiều ngư dân Lý Sơn lâm vào cảnh khốn đốn, trắng tay vì mất toàn bộ tài sản, đe dọa đến tính mạng khi họ đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển Việt Nam. Hàng chục tàu cá bị hại không đủ khả năng để mua sắm lại trang thiết bị máy móc và ngư cụ để tiếp tục vươn khơi, nhiều ngư dân bị trọng thương do chống chọi với sự tấn công của vòi rồng tàu Trung Quốc vẫn chưa thể bình phục.  

Việt Nam kiện Trung Quốc ở tòa nào cũng ủng hộ


Việt Nam có bằng chứng lịch sử và pháp lý đủ mạnh để có thể hy vọng thắng nếu kiện ra tòa án quốc tế vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế hoàn toàn ủng hộ và sẵn sàng trợ giúp pháp lý cho Việt Nam.

Ông Jitendra Sharman (giữa) đại diện Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế đọc Tuyên bố về tình trạng vi phạm leo thang tại biển Đông - Ảnh: Bình Giang/Tấm gương
Ông Jitendra Sharman (giữa) đại diện Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế đọc Tuyên bố về tình trạng vi phạm leo thang tại biển Đông - Ảnh: Bình Giang/Tấm gương 

Đó là khẳng định của ông Jitendra Sharman, Chủ tịch danh dự, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế tại buổi họp báo hôm 11/6 ở Hà Nội để đưa ra Tuyên bố của Hội về tình trạng vi phạm leo thang tại biển Đông.

Đại sứ Việt Nam trả lời báo chí quốc tế


Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã gặp gỡ và trả lời phỏng vấn một số phóng viên báo chí quốc tế tại Niu Yoóc, Mỹ liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc lưu hành công hàm tại LHQ.

Đại sứ Việt Nam trả lời báo chí quốc tế
Đại sứ Lê Hoài Trung 

Trước câu hỏi về những cáo buộc của Trung Quốc rằng, các tàu Việt Nam đã cố ý quấy nhiễu và đâm tàu Trung Quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh, khu vực mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam chỉ điều các tàu dân sự tới khu vưc để thực thi pháp luật, nhưng phía Trung Quốc đã điều cả tàu chiến tới khu vực này.

Video Trung Quốc trơ trẽn tố cáo Việt Nam lên Liên Hợp Quốc:

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Việt Nam đã công khai mời các phóng viên quốc tế ra thực địa để tận mắt chứng kiến những gì đã xảy ra, thậm chí Việt Nam cũng đã lên tiếng mời các phóng viên Trung Quốc tới hiện trường. 
Những hình ảnh mà các phóng viên Việt Nam và quốc tế đã công bố như hình ảnh tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công bằng vòi rồng hay cố ý đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đã cho thấy sự thật.

» Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc phải rút giàn khoan
» Hội Luật gia quốc tế yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp
» Báo Nga: TQ muốn LHQ hợp thức hóa giàn khoan ở vùng biển Việt Nam

Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn