Những vạt rừng trơ trụi sau đám cháy tại Vườn quốc gia Hoàng Liên

Phòng chống cháy nổThứ Tư, 21/02/2024 17:29:00 +07:00
(VTC News) -

Vụ cháy tại Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) khiến 30ha rừng bị thiêu rụi, nhiều vạt rừng trơ trụi, rất may đám cháy không lan vào rừng tự nhiên và rừng già.

Theo thông tin từ UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai), đến 12h30 ngày 21/2, các điểm cháy thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên đã cơ bản được khống chế, không để cháy vào khu vực rừng nguyên sinh. Lực lượng chức năng tiếp tục tập trung xử lý các đốm tàn, gốc cây còn cháy âm ỉ để đề phòng lửa bùng phát trở lại.

Theo thông tin từ UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai), đến 12h30 ngày 21/2, các điểm cháy thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên đã cơ bản được khống chế, không để cháy vào khu vực rừng nguyên sinh. Lực lượng chức năng tiếp tục tập trung xử lý các đốm tàn, gốc cây còn cháy âm ỉ để đề phòng lửa bùng phát trở lại. 

Theo thống kê sơ bộ, diện tích đám cháy khoảng 30ha, trong đó 4ha rừng trồng thay thế, 26ha chủ yếu là rừng không có trữ lượng, rừng nghèo, cỏ tranh, lau lách và thảm thực bì.

Theo thống kê sơ bộ, diện tích đám cháy khoảng 30ha, trong đó 4ha rừng trồng thay thế, 26ha chủ yếu là rừng không có trữ lượng, rừng nghèo, cỏ tranh, lau lách và thảm thực bì. 

Tại khu vực cháy thuộc tiểu khu 186 Vườn quốc gia Hoàng Liên, xung quanh các mảnh rừng tái sinh cháy rụi lớp thảm thực bì.

Tại khu vực cháy thuộc tiểu khu 186 Vườn quốc gia Hoàng Liên, xung quanh các mảnh rừng tái sinh cháy rụi lớp thảm thực bì.

Dưới đất để lại từng mảng tro đen, những cây cối còn lại cũng héo úa bởi sức nóng của  lửa.

Dưới đất để lại từng mảng tro đen, những cây cối còn lại cũng héo úa bởi sức nóng của  lửa.

Trả lời PV VTC News, ông Tô Hoàng Liễn, Chủ tịch UBND Thị xã Sa Pa cho biết, Sở Chỉ huy tiền tuyến đã bố trí lực lượng gồm công an, quân đội, dân quân và người dân địa phương túc trực để ngăn chặn đám cháy bùng phát trở lại. "Để khống chế không cho lửa lan rộng, một đơn vị được phân công men theo các đường mòn, đi bộ khoảng 5km để nhanh chóng tiếp cận và bạt các “đường băng” ngăn lửa, khống chế đám cháy", ông Liễn thông tin.

Trả lời PV VTC News, ông Tô Hoàng Liễn, Chủ tịch UBND Thị xã Sa Pa cho biết, Sở Chỉ huy tiền tuyến đã bố trí lực lượng gồm công an, quân đội, dân quân và người dân địa phương túc trực để ngăn chặn đám cháy bùng phát trở lại. "Để khống chế không cho lửa lan rộng, một đơn vị được phân công men theo các đường mòn, đi bộ khoảng 5km để nhanh chóng tiếp cận và bạt các “đường băng” ngăn lửa, khống chế đám cháy", ông Liễn thông tin. 

Đám cháy được lực lượng tuần rừng của Ban Quản lý Vườn quốc gia Hoàng Liên phát hiện vào khoảng 13h40 ngày 19/2, tại Tiểu khu 286, khu vực Nà Háng (cách Trạm Kiểm lâm Séo Mý Tỷ khoảng 5km), thuộc thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, thị xã Sa Pa.

Đám cháy được lực lượng tuần rừng của Ban Quản lý Vườn quốc gia Hoàng Liên phát hiện vào khoảng 13h40 ngày 19/2, tại Tiểu khu 286, khu vực Nà Háng (cách Trạm Kiểm lâm Séo Mý Tỷ khoảng 5km), thuộc thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, thị xã Sa Pa.

Điểm cháy nằm ở độ cao khoảng 1.900m so với mực nước biển, lớp thực bì dày, gió thổi mạnh và đổi hướng liên tục khiến công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.

Điểm cháy nằm ở độ cao khoảng 1.900m so với mực nước biển, lớp thực bì dày, gió thổi mạnh và đổi hướng liên tục khiến công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. 

Cơ quan chức năng phải huy động khoảng 840 người tham gia chữa cháy.

Cơ quan chức năng phải huy động khoảng 840 người tham gia chữa cháy.

Video: Cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mặt nước biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các xã Hoàng Liên, Tả Van, Bản Hồ (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và một phần các xã Phúc Khoa, Trung Đồng (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu). 

Thực vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng...

Ngoài ra, Vườn quốc gia Hoàng Liên còn có trên 700 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu như thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quyên, kim giao, thảo quả...

Viên Minh
Bình luận
vtcnews.vn