Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga

Thời sự quốc tếThứ Tư, 24/06/2020 06:57:55 +07:00
(VTC News) -

Năm 1945, Joseph Stalin từng có ý định cưỡi ngựa trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, trong khi một số cựu binh Đức Quốc xã từng có mặt tại sự kiện này năm 2005.

Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga  - 1

Mặc dù ngày 9/5 hàng năm được Nga và nhiều nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (SNG) chọn là Ngày Chiến thắng phát xít, nhưng lễ duyệt binh Chiến thắng đầu tiên lại diễn ra vào ngày 24/6/1945. Trong sự kiện đầu tiên này, những người lính đã ném cờ phát xít tại Quảng trường Đỏ, nhằm bày tỏ sự căm hận với Đức Quốc xã. 

Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga  - 2

Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin định cưỡi ngựa trong lễ duyệt binh năm 1945. Tuy nhiên, trong buổi diễn tập, ông bị chấn thương. Để tôn vinh truyền thống của lễ duyệt binh, Nguyên soái Georgy Zhukov đã thực hiện nghi lễ này.

Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga  - 3

Một số nhân vật đặc biệt xuất hiện trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 1945 là những chú chó nghiệp vụ chuyên đánh hơi bom. Chú chó Shepherd Dzulbars - cái tên nổi bật nhất trong số này, từng đánh hơi thành công 7.000 quả mìn và 150 quả bom. 

Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga  - 4

Ngày nay, hoạt động diễu hành quân sự là một phần không thể thiếu trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5. Nhưng trong thời Liên Xô, các cuộc diễu hành chỉ được tổ chức 4 lần vào các năm 1945, 1965, 1985 và 1990. Từ năm 1995, Nga mới quyết định coi đây là một sự kiện diễn ra hàng năm. 

Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga  - 5

Có 3 lần các lực lượng quân đội nước ngoài từng tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng. Lần 1 là đại điện của quân đội Ba Lan - lực lượng sát cánh cùng Hồng quân Liên Xô chống lại Đức Quốc xã. Năm 2010, quân đội Ba Lan tiếp tục được mời tham gia buổi lễ, cùng đại diện của Vệ binh xứ Wales,Trung đoàn Bộ binh 18 của Mỹ, Trung đoàn không quân Normandie-Niemen của Pháp và một số đại diện tới từ Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Năm 2015, có 10 quốc gia gửi quân đội của mình tới tham dự Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Serbia.

 

Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga  - 6

Tại lễ duyệt binh năm 1965, mô hình của 3 tên lửa đạn đạo liên lục địa 8K713, 8K96 và 8K99 có màn ra mắt ấn tượng. Nhưng đáng tiếc, các dự án này sau đó bị phá sản. 

Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga  - 7

Năm 2005, Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, cùng một nhóm cựu chiến binh của quân đội Đức Quốc xã tới xem lễ duyệt binh. Tổng thống Putin khi đó đã trực tiếp gặp mặt những cựu binh này.

Những sự thật bất ngờ về lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Nga  - 8

Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 2018 đánh dấu lần đầu tiên robot tham dự vào sự kiện này. Các robot chiến đấu như Uranus-6 và Uranus-9 đã thu hút rất nhiều sự quan tâm trong màn xuất hiện ở Quảng trường Đỏ khi đó. 

Song Hy(Nguồn: RBTH)
Bình luận
vtcnews.vn