Những bệnh khiến bạn mất Tết

Sức khỏeThứ Bảy, 25/01/2014 06:40:00 +07:00

(VTC News) – Tiệc tùng tất niên khiến cơ thể có sự thay đổi khá lớn nên những người bệnh cần đặc biệt chú ý.

Bệnh gút: Tết là thời điểm khốn khổ cho các bệnh nhân bị gút đã, đang và chưa phát hiện được bệnh. Việc đi nhậu tất niên, ăn uống linh đình sẽ gây ra những cơn đau hức ở cổ chân hay gối. Có người tệ hơn là ngoài cơn đau còn bị sưng các khớp nhất là khớp gối và cổ chân. Cơn đau dữ dội tới mức chỉ cần cơn gió thổi qua hay chiếc chăn đắp ấm mỗi tối cũng là cho họ thấy đau đớn.

Bệnh gút: Tết là thời điểm khốn khổ cho các bệnh nhân bị gút đã, đang và chưa phát hiện được bệnh. Việc đi nhậu tất niên, ăn uống linh đình sẽ gây ra những cơn đau hức ở cổ chân hay gối. Có người tệ hơn là ngoài cơn đau còn bị sưng các khớp nhất là khớp gối và cổ chân. Cơn đau dữ dội tới mức chỉ cần cơn gió thổi qua hay chiếc chăn đắp ấm mỗi tối cũng là cho họ thấy đau đớn.

Mấy ngày xuân mà không bia bọt thì cũng buồn nhưng để xảy ra cơn gút cấp thì càng buồn hơn. Vậy nên những ai đã lỡ bị bệnh này thì nên kiểm tra nồng độ acid uric trong máu, nhớ dùng thuốc đều đặn và chỉ nên uống tí chút cho vui chứ đừng quá chén rồi lại hối hận vì mất Tết.

Mấy ngày xuân mà không bia bọt thì cũng buồn nhưng để xảy ra cơn gút cấp thì càng buồn hơn. Vậy nên những ai đã lỡ bị bệnh này thì nên kiểm tra nồng độ acid uric trong máu, nhớ dùng thuốc đều đặn và chỉ nên uống tí chút cho vui chứ đừng quá chén rồi lại hối hận vì mất Tết.

Đừng xem thường chứng đầy hơi, khó tiêu: ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng, phụ trách Khoa Tiêu hóa, BV Nhân Dân 115 cho biết, dịp Tết, lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa tăng nhiều so với ngày bình thường. Thường gặp nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa với triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón, tiêu chảy.

Đừng xem thường chứng đầy hơi, khó tiêu: ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng, phụ trách Khoa Tiêu hóa, BV Nhân Dân 115 cho biết, dịp Tết, lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa tăng nhiều so với ngày bình thường. Thường gặp nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa với triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón, tiêu chảy.

Bệnh dạ dày: Trong những ngày cận Tết, do căng thẳng, dọn dẹp nhà cửa nên ăn uống không đúng bữa, hoặc ăn nhiều chất kích thích làm tăng tiết axít dạ dày… cũng làm cho bệnh tái phát hoặc nguy cơ xảy ra các biến chứng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Còn ở trẻ nhỏ, mùa này thường gặp nhất là chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh dạ dày: Trong những ngày cận Tết, do căng thẳng, dọn dẹp nhà cửa nên ăn uống không đúng bữa, hoặc ăn nhiều chất kích thích làm tăng tiết axít dạ dày… cũng làm cho bệnh tái phát hoặc nguy cơ xảy ra các biến chứng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Còn ở trẻ nhỏ, mùa này thường gặp nhất là chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Ngộ độc thức ăn: Thường gặp vào dịp Tết do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không bảo quản tốt, thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại. Vì vậy, để hạn chế bệnh, trẻ nhỏ cần duy trì chế độ ăn như ngày thường. Thức ăn chỉ nên chế biến đơn giản, không cầu kỳ, không quá nhiều gia vị. Kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ để không lạm dụng quá nhiều bánh, kẹo, mứt, nước ngọt. Cho trẻ ăn nhiều trái cây, uống đủ nước.

Ngộ độc thức ăn: Thường gặp vào dịp Tết do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không bảo quản tốt, thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại. Vì vậy, để hạn chế bệnh, trẻ nhỏ cần duy trì chế độ ăn như ngày thường. Thức ăn chỉ nên chế biến đơn giản, không cầu kỳ, không quá nhiều gia vị. Kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ để không lạm dụng quá nhiều bánh, kẹo, mứt, nước ngọt. Cho trẻ ăn nhiều trái cây, uống đủ nước.

Người lớn cần hạn chế ăn nhiều thức ăn chiên xào, nhiều chất béo, không ăn quá nhiều thịt, không uống quá nhiều rượu, bia, các loại nước có gas. Không mua dự trữ quá nhiều thực phẩm, loại bỏ những thực phẩm kém chất lượng, nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh, hư hỏng.

Người lớn cần hạn chế ăn nhiều thức ăn chiên xào, nhiều chất béo, không ăn quá nhiều thịt, không uống quá nhiều rượu, bia, các loại nước có gas. Không mua dự trữ quá nhiều thực phẩm, loại bỏ những thực phẩm kém chất lượng, nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh, hư hỏng.

Bệnh trĩ: Chế độ ăn uống, thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đối với người mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trong dịp Tết, những ngày mà lượng thực phẩm, lượng bia, rượu, đồ ăn cay, nóng chúng ta nạp vào cơ thể nhiều hơn ngày thường. Trong khi đó, lại ít vận động hơn.

Bệnh trĩ: Chế độ ăn uống, thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đối với người mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trong dịp Tết, những ngày mà lượng thực phẩm, lượng bia, rượu, đồ ăn cay, nóng chúng ta nạp vào cơ thể nhiều hơn ngày thường. Trong khi đó, lại ít vận động hơn.

Cảm cúm: Trong những ngày Tết, mọi người thường chủ quan đi chơi không đội mũ, đeo khẩu trang, thời tiết lại thất thường nên rất dễ bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, đó là những triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Cảm cúm: Trong những ngày Tết, mọi người thường chủ quan đi chơi không đội mũ, đeo khẩu trang, thời tiết lại thất thường nên rất dễ bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, đó là những triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Cách phòng bệnh là mặc ấm khi trời lạnh, không dùng chung khăn mặt và bàn chải đánh răng với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi (để tránh lây bệnh cho người khác nếu có), rửa sạch tay trước khi xoa lên mặt, tốt nhất là hạn chế việc xoa tay lên mắt, mũi.

Cách phòng bệnh là mặc ấm khi trời lạnh, không dùng chung khăn mặt và bàn chải đánh răng với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi (để tránh lây bệnh cho người khác nếu có), rửa sạch tay trước khi xoa lên mặt, tốt nhất là hạn chế việc xoa tay lên mắt, mũi.

Nếu không may bị cảm lạnh, nên dùng nước đường nóng có thêm vài lát gừng nướng chín, bổ sung vitamin C và ăn cháo gà nóng để tăng cường sức khỏe. Nếu mình mẩy đau nhức và sốt thì nên dùng thêm các thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường. Trong mỗi gia đình nên sẵn sàng lọ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày.

Nếu không may bị cảm lạnh, nên dùng nước đường nóng có thêm vài lát gừng nướng chín, bổ sung vitamin C và ăn cháo gà nóng để tăng cường sức khỏe. Nếu mình mẩy đau nhức và sốt thì nên dùng thêm các thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường. Trong mỗi gia đình nên sẵn sàng lọ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày.

Đột quỵ: Trong không khí vui vẻ ngày Tết, nhiều bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp thường bỏ qua các nguyên tắc và kiêng kỵ của ngày thường. Kết quả, số người cao huyết áp thường tăng đột biến trong dịp Tết.

Đột quỵ: Trong không khí vui vẻ ngày Tết, nhiều bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp thường bỏ qua các nguyên tắc và kiêng kỵ của ngày thường. Kết quả, số người cao huyết áp thường tăng đột biến trong dịp Tết.

Để phòng ngừa đột quỵ trong những ngày Tết, bên cạnh việc kiểm soát tốt huyết áp thì việc ngăn chặn sự hình thành và làm tan các cục máu đông là điều hết sức quan trọng. Phải tuyệt đối giữ đúng các kiêng cữ vẫn thực hiện hàng ngày.

Để phòng ngừa đột quỵ trong những ngày Tết, bên cạnh việc kiểm soát tốt huyết áp thì việc ngăn chặn sự hình thành và làm tan các cục máu đông là điều hết sức quan trọng. Phải tuyệt đối giữ đúng các kiêng cữ vẫn thực hiện hàng ngày.

Người bệnh hãy gọi ngay cấp cứu khi thấy những dấu hiệu sau: Mệt mỏi, tê cứng ở cánh tay, chân, mặt hay một bên cơ thể, hoa mắt, choáng váng khiến không nhìn thấy mọi vật, sây sẩm mặt mày, đứng không vững, khó nghe, khó nói. (Diệp Vy tổng hợp)

Người bệnh hãy gọi ngay cấp cứu khi thấy những dấu hiệu sau: Mệt mỏi, tê cứng ở cánh tay, chân, mặt hay một bên cơ thể, hoa mắt, choáng váng khiến không nhìn thấy mọi vật, sây sẩm mặt mày, đứng không vững, khó nghe, khó nói. (Diệp Vy tổng hợp)

  
Bình luận
vtcnews.vn