Mướp đắng ăn sống có tác dụng gì?

Dinh dưỡngThứ Năm, 15/06/2023 13:00:00 +07:00
(VTC News) -

Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khỏe, mướp đắng có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món, vậy mướp đắng ăn sống có tác dụng gì?

Mướp đắng ăn sống có tác dụng gì?

Mướp đắng không chỉ là loại rau ăn hàng ngày yêu thích của nhiều người, mà đây còn là một vị thuốc trong y học cổ truyền, đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Mướp đắng có thể nấu nhiều món như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào thịt bò, hay nộm mướp đắng chua ngọt. Mướp đắng cũng dễ ăn sống với món mướp đắng thái mỏng ăn kèm ruốc, hoặc ăn cùng muối vừng, rất bùi và ít đắng.

Dưới đây là những lợi ích của mướp đắng với sức khỏe:

Tốt cho người tiểu đường tuýp 2

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua tác dụng làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Uống mỗi ly nước mướp đắng mỗi ngày có thể giúp bạn nhận được đầy đủ những lợi ích của loại quả này.

Bạn nên ngưng sử dụng nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, hoặc sốt. Tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống cũng như kiểm tra lượng đường máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết.

Mướp đắng ăn sống có tác dụng gì? - 1

Mướp đắng ăn sống có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người

Sỏi thận

Bài viết của PGS.TS Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho hay, sỏi thận có thể gây ra những cơn đau dữ dội cho bạn. Mướp đắng có thể phá vỡ viên sỏi và giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu, bởi nó làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giảm đau do sỏi thận. Bạn có thể sử dụng một ly trà mướp đắng, rất hữu dụng mà lại không cần bỏ thêm đường.

Bổ gan

Thường xuyên ăn các thực phẩm bổ gan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mướp đắng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật, và làm giảm ứ dịch. Do đó nó rất hữu ích cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc giảm cân cũng như làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Uống ít nhất một ly nước mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp bạn tận hưởng những lợi ích này.

Tiêu hóa tinh bột

Đây là lợi ích rất quan trọng với những người bị tiểu đường. Trong cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển thành đường và mướp đắng giúp chuyển hóa đường. Tăng tốc độ chuyển hóa tinh bột sẽ khiến cơ thể giảm dự trữ chất béo, giúp duy trì cân nặng lành mạnh hoặc giảm cân. Chuyển hóa tinh bột phù hợp cũng hỗ trợ việc phát triển cơ bắp và tăng trưởng của cơ thể.

Giảm cholesterol trong máu

Sử dụng mướp đắng cũng có tác dụng trong việc giúp làm giảm cholesterol trong máu. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tiêu thụ khổ qua sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật và nhiễm khuẩn. Từ đó, giúp phòng ngừa cảm lạnh, hạn chế khả năng bị dị ứng thực phẩm. Cùng với đó, mướp đắng có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc chứng khó tiêu hay chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Một số điều nên biết khi sử dụng mướp đắng

Mướp đắng là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, sở hữu những tác dụng tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Bằng cách bổ sung khổ qua vào chế độ ăn uống, bạn có thể tận dụng các tác dụng đó. Dưới đây là một số điều bạn nên biết để việc sử dụng loại thực phẩm này thật sự có hiệu quả giống như mong muốn.

Sử dụng mướp đắng

Khổ qua là loại thực phẩm thường được lựa chọn góp mặt trong các bữa ăn hằng ngày. Nó có thể được sử dụng ăn sống như đem thái lát rồi ăn kèm với ruốc. Hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu khác để chế biến thành những món ăn với hương vị thơm ngon, chẳng hạn như mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng, mướp đắng xào thịt bò.

Những đối tượng nào không nên sử dụng?

Bài viết trên website của Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra, mướp đăng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, có một số đối tượng không nên dùng loại thực phẩm này. Đó là các đối tượng như sau:

  • Bà bầu, nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu và phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em
  • Bệnh nhân huyết áp thấp
  • Người có vấn đề vệ hệ tiêu hóa
  • Bệnh nhân trước và sau khi thực hiện phẫu thuật (ngừng ăn tối thiểu là 2 tuần trước và sau phẫu thuật)
  • Những người bị thiếu canxi;
  • Những người bị thiếu men G6PD.
Thanh Thanh(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn