Mất nguồn phóng xạ ở Bắc Kạn: Sự cố nguy hiểm nhiều lần xảy ra ở VN

Kinh tếThứ Hai, 04/01/2016 10:05:00 +07:00

Mất nguồn phóng xạ là một nguy cơ vô cùng nguy hiểm đối với mỗi đất nước và trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhiều lần đối mặt với sự cố này.

(VTC News) – Mất nguồn phóng xạ là vô cùng nguy hiểm đối với mỗi đất nước và trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhiều lần đối mặt với sự cố này.

Thất lạc nguồn phóng xạ
có thể xảy ra tại các nhà máy sản xuất. Sự nguy hiểm của chúng khó có thể đo đếm được khi những phóng xạ này có thể tồn tại trong không khí, nguồn nước …
Thất lạc nguồn phóng xạ có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người
Thất lạc nguồn phóng xạ có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người 
Tác hại nguy hiểm nhất của phóng xạ là chúng có thể tác động lên con người và gây ung thư. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, tất cả các bức xạ ion hóa, đều dễ dàng gây ung thư nếu tiếp xúc.

Những ngày đầu năm 2016 này dư luận đang hoang mang khi nguồn phóng xạ Cs - 137 trong Nhà máy Xi măng Bắc Kạn bị phát hiện đã thất lạc.

Theo Công an tỉnh Bắc Kạn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Công an tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đã yêu cầu Công ty Cổ phần xi măng Bắc Kạn di chuyển nguồn phóng xạ được cất giữ tại kho về nơi lưu giữ trước ngày 15/12 để đảm bảo an toàn theo quy định.

Nguồn phóng xạ thuộc Công ty xi măng Bắc Kạn đã bị Ngân hàng BIDV Bắc Kạn phong tỏa để thi hành án, thu hồi tài sản thế chấp.

Trước đó, hồi tháng 4/2015, dư luận trong nước xôn xao vì vụ mất phóng xạ xảy ra tại Nhà máy thép Pomina 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu). Theo đó, nguồn phóng xạ bị mất thuộc về nguồn Co-60.
Thường thì các nguồn phóng xạ bị thất lạc khó có thể tìm lại được
Thường thì các nguồn phóng xạ bị thất lạc khó có thể tìm lại được 
Vụ việc xảy ra sau quá trình bàn giao của Cán bộ An toàn Bức xạ cũ với cán bộ mới. Cán bộ mới sau khi nhận bàn giao phát hiện nguồn phóng xạ bị mất và đã ngay lập tức báo cáo cấp trên.

Theo nhà máy thép, đây là nguồn phóng xạ dùng để đo mực thép lỏng, tính nguy hiểm rất lớn một khi nhiễm xạ, hiện đang bị thất lạc. Công văn tìm kiếm được phát đi và địa phương đã dốc toàn lực tìm kiếm.

Năm 2014, nguồn phóng xạ Iridium Ir0192 của một công ty tên là Apave bị mất cắp trong nhà trọ. Nguồn phóng xạ này xuất phát từ một thiết bị chụp ảnh, nó được xếp loại 4 trong bảng phân loại về mức độ nguy hiểm của phóng xạ quốc tế.

Cuối năm 2007, Công ty TNHH Anpha - nhà thầu phụ của Công ty PTSC M&C - trong khi thực hiện nhiệm vụ chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các mối hàn tại giàn khoan BOD đã phát hiện bị mất nguồn phóng xạ.

Riêng trong năm 2006, đã có tới 2 vụ thất lạc nguồn phóng xạ nổi bật. Đầu tiên là tại Viện Công nghệ Xạ hiếm, những người thu mua đồng nát được cho là đã lấy trộm một số đồ dùng chứa nguồn phóng xạ. Trong sự cố này, chất phóng xạ sau đó đã được thu hồi lại.

Tiếp theo, tháng 7/2006, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà đã tháo bộ nguồn phóng xạ phát gama được  khỏi vị trí điều khiển, chuyển đặt tại vị trí sàn bê tông của đáy Lò Nung. Sau đó, bộ phận này đã bị mất.

Hồi năm 2005, Viện Công nghệ Xạ hiếm (Hà Nội) phải khẩn cấp thông báo thất lạc nguồn phóng xạ Europium Eu-152. Nguyên nhân dẫn tới sự việc đáng tiếc này là do một công nhân đã ăn trộm một chiếc hộp sắt để rồi đem bán cho một người thu mua đồng nát.

Vô tình, đây chính là chiếc hộp sắt dùng để chứa đồng vị phóng xạ. Chất này ở dạng bột trắng, có hoạt độ phóng xạ 14 mili Curi, khối lượng 54,8 mg và được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt từ hơn 10 năm trước.

 Ngày 23/12/2003, một vụ thất lạc nguồn phóng xạ đã xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng Việt Trung (Thanh Liêm, Hà Nam). Nguồn phóng xạ bị mất này thuộc phóng xạ Cesium Cs-137.
Đã có 8 vụ thất lạc nguồn phóng xạ trong khoảng 13 năm qua
Đã có 8 vụ thất lạc nguồn phóng xạ trong khoảng 13 năm qua 
Đây là một thành phần quan trọng hàng đầu của bộ phát tia gamma và được dùng để phục vụ cho việc xả tự động. Nguy hiểm hơn, chu kỳ bán rã của Cs0137 kéo dài hơn 30 năm và phát tia gamma với năng lượng 0,6617 MeV (bằng ½ năng lượng bức xạ của Co-60).

Trong vòng hơn 13 năm, chúng ta đã phát hiện 8 vụ thất lạc nguồn phóng xạ gây nguy hiểm và lo lắng cho dân cư các khu vực. Các vụ thất lạc này thường thì không thể tìm thấy và khó đo đếm được ảnh hưởng của các phóng xạ.

Khánh Huy(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn