Lễ hội rước 'của quý' ở Lạng Sơn: Dung tục, phản cảm, không có ở lễ hội gốc

VideoChủ Nhật, 28/02/2016 09:15:00 +07:00

Màn rước sinh thực khí nam (hay còn gọi là tàng thinh) phô trương và trần trụi trong lễ hội xuân Ná Nhèm tại Lạng Sơn đang gây nhiều tranh cãi.

(VTC News) - Màn rước sinh thực khí nam phô trương và trần trụi trong lễ hội xuân Ná Nhèm tại Lạng Sơn đang gây nhiều tranh cãi vì ăn theo lễ hội Nhật Bản để câu khách, chưa từng có ở lễ hội gốc, dung tục, phản cảm, cần phải chấm dứt.

Nghi thức rước linh vật ăn theo lễ hội ở Nhật Bản

Ngày rằm tháng Giêng vừa qua, ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn đã diễn ra lễ hội Nà Nhèm. Đây là lễ hội tưởng niệm hai vị vua nhà Mạc là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông. Tuy nhiên, nghi thức rước lễ tàng thinh trong lễ hội này đang gây nhiều tranh cãi vì quá giống với một lễ hội Nhật Bản và gây phản cảm.

Lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức quan trọng, trong đó có nghi thức cung tiến lễ vật gồm hai là tàng thinh (sinh thực khí nam) và mặt nguyệt (sinh thực khí nữ) để cầu mong con đàn cháu đống, sinh sôi nảy nở.

Tàng thinh trong lễ hội này có chiều dài 1 mét, đường kính hơn 40 centimet, nặng gần 80 kg, làm bằng gỗ, sơn màu hồng. Mặt nguyệt hình tròn, một nửa màu đen, một nửa màu hồng.


Lễ rước thu hút các du khách bởi lần đầu tiên xuất hiện với quy mô lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đó đã có không ít ý kiến cho rằng hai linh vật này với cách thức tổ chức khá giống với lễ hội rước sinh thực khí nam ở Nhật Bản.

Nhiều người khẳng định, nghi thức rước linh vật có kích thước và màu sắc như vậy là ăn theo lễ hội của nước ngoài. Vì lẽ đó, đây không phải là văn hóa truyền thống hoặc ít nhiều đã làm phai đi nét truyền thống trong văn hóa của lễ hội Ná Nhèm. Một số ý kiến khác cho rằng lễ hội gây phản cảm.

Video: Nghi thức rước linh vật phản cảm ở lễ hội Ná Nhèm


Linh vật dung tục, phản cảm

Ở nước ta, cũng có sự du nhập của một số lễ hội đến từ Nhật Bản, trong đó có lễ hội vu lan. Ở Nhật Bản, lễ hội này được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ về tổ tiên và sum họp gia đình. Tuy nhiên, nghi thức rước linh vật ở lễ hội Ná Nhèm, Lạng Sơn, các nhà văn hóa cho rằng nó dung tục, phản cảm.

Chuyên gia văn hóa cũng khẳng định, chúng ta chỉ nên cho du nhập những lễ hội văn minh còn những lễ hội. Một số ý kiến khác cho rằng nghi thức rước linh vật của nam và nữ trong lễ hội ở Việt Nam không phải hiếm, như lễ hội Trò Trám ở Phú Thọ. Tuy nhiên, các linh vật ở lễ hội này được cách điệu, bớt dung tục chứ không phô trương, linh đình, trần trụi như lễ hội Ná Nhèm.

Linh vật gây tranh cãi trong lễ hội Ná Nhèm, Lạng Sơn
Linh vật gây tranh cãi trong lễ hội Ná Nhèm, Lạng Sơn 
Ở Hà Tĩnh và một số địa phương ở miền Trung có tục thờ cúng "nõ nường" (Nõ là cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí của nam giới; Nường là mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí của nữ giới).

Vào các dịp lễ hội, "nõ" và "nường" được đưa ra để cúng, cao trào của buổi lễ là người đàn ông cầm các nõ để làm động tác giao hoan với người phụ nữ. Các chuyên gia văn hóa cho rằng, "nõ nường" của người miền Trung chỉ mang tính tượng trưng, không thô kệch, phản cảm như lễ hội Ná Nhèm.

Không hề có lễ rước linh vật này trước đây

Trao đổi với phóng viên, GS. Nguyễn Xuân Kính, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian cho rằng nghi lễ rước linh vật có ở nhiều dân tộc, nó có ý nghĩa thiêng liêng trong xã hội cổ xưa, xã hội ngày nay đã hiện đại, không ưa sự phô bày như trước đây.

Hơn nữa, lễ hội Ná Nhèm, trước đây không có nghi lễ này mà nay lại xuất hiện sẽ dễ gây hiểu lầm cho người dân, người dân sẽ nghĩ rằng lễ hội gây ra sự hiếu kì, tò mò với thanh thiếu niên để thu hút khách. Trong khi đó, chắc chắn người cao tuổi không thích điều này.

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho biết sau khi nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và chuyên gia văn hóa, đơn vị này đang xem xét điều chỉnh nghi thức rước tàng thinh, mặt nguyệt trong lễ hội Ná Nhèm ở năm sau.

Video: Lễ hội ‘rước của quý’ trần trụi gây tranh cãi ở Lạng Sơn

Vũ Nguyên/ Nguồn: VTC14
Bình luận
vtcnews.vn