Lễ cúng trăng của người Hoa ở TP.HCM dịp Trung thu

Đời sốngThứ Bảy, 30/09/2023 17:23:00 +07:00
(VTC News) -

Những gia đình người Hoa sống trong hẻm Triều Thương (quận 6, TP.HCM) vẫn giữ phong tục làm lễ cúng trăng vào dịp Tết Trung thu.

Người Hoa ở hẻm Triều Thương (quận 6, TP.HCM) đón Trung thu.

Cũng như trong những lễ Tết quan trọng của gia đình người Việt gốc Hoa, phong tục cúng trăng của người Tiều đã có từ hàng trăm năm nay, với mong muốn cầu cho gia đình đoàn viên, hạnh phúc và bình an. Đêm Rằm Trung thu, 12 hộ gia đình trong hẻm Triều Thương (đường Cao Văn Lầu, quận 6, TP.HCM) chuẩn bị chu đáo cho Lễ cúng trăng.

Cũng như trong những lễ Tết quan trọng của gia đình người Việt gốc Hoa, phong tục cúng trăng của người Tiều đã có từ hàng trăm năm nay, với mong muốn cầu cho gia đình đoàn viên, hạnh phúc và bình an. Đêm Rằm Trung thu, 12 hộ gia đình trong hẻm Triều Thương (đường Cao Văn Lầu, quận 6, TP.HCM) chuẩn bị chu đáo cho Lễ cúng trăng. 

Khoảng 18h, các gia đình nơi đây bày biện mâm cúng trăng ngay trước nhà. Những chiếc lồng đèn sẽ được treo lên trang trí.

Khoảng 18h, các gia đình nơi đây bày biện mâm cúng trăng ngay trước nhà. Những chiếc lồng đèn sẽ được treo lên trang trí.

Tục cúng trăng cổ truyền của người Hoa gồm có Tế nguyệt và Thưởng nguyệt. Tế nguyệt là bày mâm cỗ cúng dưới ánh trăng. Thưởng nguyệt là phá cỗ, chơi trăng, rước đèn, đố chữ, múa rồng lửa để trừ tà…

Tục cúng trăng cổ truyền của người Hoa gồm có Tế nguyệt và Thưởng nguyệt. Tế nguyệt là bày mâm cỗ cúng dưới ánh trăng. Thưởng nguyệt là phá cỗ, chơi trăng, rước đèn, đố chữ, múa rồng lửa để trừ tà…

Đàn cúng đầu tiên luôn luôn hướng tới tổ tiên sinh thành để tỏ lòng biết ơn. Tiếp đến là cúng tế các vong hồn nghèo khổ để tỏ lòng thương xót, sau đó mới đến các đàn cúng tế khác theo ý nghĩa và theo mùa.

Đàn cúng đầu tiên luôn luôn hướng tới tổ tiên sinh thành để tỏ lòng biết ơn. Tiếp đến là cúng tế các vong hồn nghèo khổ để tỏ lòng thương xót, sau đó mới đến các đàn cúng tế khác theo ý nghĩa và theo mùa.

Trước bàn cúng được đặt chiếc ghế với ngụ ý để mời chị Hằng đến thăm.

Trước bàn cúng được đặt chiếc ghế với ngụ ý để mời chị Hằng đến thăm. 

Những lễ vật trong mâm cúng trăng.

Những lễ vật trong mâm cúng trăng.

Bánh Nguyệt nương - loại bánh không thể thiếu trong mâm lễ cúng đêm Trung thu của người Hoa.

Bánh Nguyệt nương - loại bánh không thể thiếu trong mâm lễ cúng đêm Trung thu của người Hoa.

Nhành cây trong nước cúng tượng trưng cho nhành Liễu của Quan âm bồ tát. Sau khi cúng xong, mọi người sẽ uống hoặc rửa mặt để cầu cho bản thân được may mắn và bình an.

Nhành cây trong nước cúng tượng trưng cho nhành Liễu của Quan âm bồ tát. Sau khi cúng xong, mọi người sẽ uống hoặc rửa mặt để cầu cho bản thân được may mắn và bình an.

Khi người lớn bày biện bàn cúng trăng, trẻ em trong hẻm Triều Thương cùng nhau rước đèn quanh xóm.

Khi người lớn bày biện bàn cúng trăng, trẻ em trong hẻm Triều Thương cùng nhau rước đèn quanh xóm.

Khoảng 21h, gia chủ bắt đầu hóa vàng với mong muốn chuyển lòng thành của con cháu đến thần Mặt Trăng và người thân.

Khoảng 21h, gia chủ bắt đầu hóa vàng với mong muốn chuyển lòng thành của con cháu đến thần Mặt Trăng và người thân. 

Nguyên Linh
Bình luận
vtcnews.vn