Hình ảnh cầu vồng lộn ngược cực hiếm

Kinh tếThứ Sáu, 14/12/2012 07:28:00 +07:00

(VTC News) - Mới đây nhất, hiện tượng quang học hiếm gặp được ví như 'nụ cười lấp lánh của bầu trời' đã xuất hiện ở thành phố Thượng Hải.

Cầu vồng ngược xuất hiện trên bầu trời trung tâm quận Từ Hối, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vào 8h20 sáng hôm qua, 10/12, giữa thời tiết giá lạnh mùa đông.

Cầu vồng ngược xuất hiện trên bầu trời trung tâm quận Từ Hối, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vào 8h20 sáng hôm qua, 10/12, giữa thời tiết giá lạnh mùa đông.

Theo lý giải của Giám đốc Cục Khí tượng Thượng Hải, do thời tiết ở Thượng Hải tương đối ấm nên khó quan sát được cầu vồng ngược - vốn là hiện tượng phổ biến hơn ở các vùng cực.

Theo lý giải của Giám đốc Cục Khí tượng Thượng Hải, do thời tiết ở Thượng Hải tương đối ấm nên khó quan sát được cầu vồng ngược - vốn là hiện tượng phổ biến hơn ở các vùng cực.

Ở độ cao 6.000 - 8.000m, nhiệt độ thấp hơn -30 độ C. Cầu vồng ngược được hình thành khi ánh sáng chiếu qua hàng triệu tinh thể băng bé xíu nằm trong lớp mây mỏng.

Ở độ cao 6.000 - 8.000m, nhiệt độ thấp hơn -30 độ C. Cầu vồng ngược được hình thành khi ánh sáng chiếu qua hàng triệu tinh thể băng bé xíu nằm trong lớp mây mỏng.

Do các tinh thể ở dạng dẹt và có 6 cạnh, chúng chuyển hướng ánh sáng và tạo ra một đường cong ngược, gọi là vòng cung thiên đỉnh. Cầu vồng ngược thường diễn ra rất nhanh.

Do các tinh thể ở dạng dẹt và có 6 cạnh, chúng chuyển hướng ánh sáng và tạo ra một đường cong ngược, gọi là vòng cung thiên đỉnh. Cầu vồng ngược thường diễn ra rất nhanh.

Như vậy, thực chất, cầu vồng ngược không phải cầu vồng. Bình thường cầu vồng được tạo ra khi ánh sáng xuyên qua các hạt mưa và chiếu ra phía bên kia mà không thay đổi hướng.

Như vậy, thực chất, cầu vồng ngược không phải cầu vồng. Bình thường cầu vồng được tạo ra khi ánh sáng xuyên qua các hạt mưa và chiếu ra phía bên kia mà không thay đổi hướng.

Còn cầu vồng ngược là kết quả hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng.

Còn cầu vồng ngược là kết quả hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng.

Các màu sắc cầu vồng thường nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Còn ở cầu vồng ngược, màu đỏ hiện ra ở cuối và hai màu chàm và tím xuất hiện đầu tiên.

Các màu sắc cầu vồng thường nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Còn ở cầu vồng ngược, màu đỏ hiện ra ở cuối và hai màu chàm và tím xuất hiện đầu tiên.

Hình ảnh cầu vồng ngược xuất hiện tại Mỹ hồi tháng hai năm 2007.

Hình ảnh cầu vồng ngược xuất hiện tại Mỹ hồi tháng hai năm 2007.

Một nhà thiên văn học đã chớp được khoảnh khắc kỳ diệu của cầu vồng ngược từ ngôi nhà của cô ở Cambridge (Anh) vào tháng 9 năm 2008.

Một nhà thiên văn học đã chớp được khoảnh khắc kỳ diệu của cầu vồng ngược từ ngôi nhà của cô ở Cambridge (Anh) vào tháng 9 năm 2008.

Một cô gái Mỹ thích thú tạo dáng với hình ảnh cầu vồng ngược - nụ cười lấp lánh của bầu trời hồi tháng 12 năm 2009.

Một cô gái Mỹ thích thú tạo dáng với hình ảnh cầu vồng ngược - nụ cười lấp lánh của bầu trời hồi tháng 12 năm 2009.

Bình luận
vtcnews.vn