Khám phá mới giải mã câu hỏi hóc búa thời cổ đại

Kinh tếThứ Ba, 10/02/2015 04:35:00 +07:00

Những khám phá khoa học đã có câu trả lời về việc liệu khủng long có thực sự ấp trứng, có lông vũ hay lạc đà có nguồn gốc từ đâu?

(VTC News) - Những khám phá khoa học đã có câu trả lời về việc liệu khủng long có thực sự ấp trứng, có lông vũ hay lạc đà có nguồn gốc từ đâu?

1. Lạc đà có nguồn gốc từ đâu?
Hầu hết mọi người sẽ nghĩ lạc đà đến từ sa mạc nhưng trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra tổ tiên của lạc đà lại ở Bắc Cực. Dựa vào nghiên cứu các sợi collagen, các hóa thạch cách đây 3,5 triệu năm đã tái hiện lại bức tranh về loài lạc đà từng ngự trị ở những nơi lạnh giá nhất trên trái đất. Sau đó, một chủng lạc đà lớn hơn (và có lẽ là khôn ngoan hơn) đã di chuyển lên những nơi ấm áp để sinh sống. 

Những đặc điểm như chiếc u lớn và móng chân to là sự phát triển để thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nhiệt ở vùng băng giá đã có lợi cho việc di chuyển sau này trên sa mạc.

2. Khủng long có ấp trứng?
Dựa vào phát hiện của những quả trứng khủng long có niên đại rất lâu, các nhà khoa học đã đưa ra nhận định rằng khủng long đã ấp trứng của mình giống như loài chim. 

Phát hiện này là một bước tiến quan trọng chỉ ra rằng, loài khủng long có thể có quan hệ mật thiết với loài chim bây giờ. Những quả trứng này được vùi một phần xuống bùn, và một phần ở trên để khủng long có thể ấp. 

3. Cánh tay dài của loài loài khủng long bí ẩn?
Dựa vào một bộ xương không hoàn chỉnh được tìm thấy năm 2009 người ta đã giải mã nguồn gốc hóa thạch về xương cánh tay của một con khủng long kì lạ. Các nhà khoa học đã xây dựng hoàn chỉnh hình ảnh của một con khủng long có tên khoa học là Deinocheirus. 
Ngoài đặc điểm kì lạ là cánh tay dài vĩ đại (2.5m) thì nó cũng là một con khủng long có bề ngoài không được bắt mắt lắm. Với cánh tay dài quá khổ đó, nhiều người nghĩ chắc hẳn nó sẽ là thú ăn thịt nhưng chúng lại khá hiền lành, chỉ ăn cây cỏ và các loài cá.

4. Rận ở khủng long, có hay không?
Liệu loài khủng long hồi xưa cũng gặp phải vấn đề như các thú cưng ngày nay, rệp hút máu không?. Theo phát hiện của các nhà khoa học, rệp thời tiền sử, được gọi là strashilids, là ký sinh trùng cổ đại đầu tiên. Hóa ra là không phải, hóa ra những con rệp này chỉ bám vào khủng long để di chuyển. Hơn nữa, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng chúng có mang, thích hợp với việc sinh sống dưới nước.

5. Khủng long quyến rũ nhau bằng lông vũ?
Chúng ta đã quen thuộc với lợi ích mà bộ lông vũ đối với các loại động vật trong việc giữa ấm, bảo vệ, thu hút bạn đời và khủng long cũng vậy. Nghiên cứu cho thấy khủng long cũng sử dụng lông để nhận biết xem đâu sẽ là đối tượng thích hợp để “thân mật”, hay thể hiện quyền uy. 

Các nhà khoa học cũng chỉ ra khủng long xòe lông đuôi để thu hút bạn tình, một đặc tính mà chúng ta chỉ thấy ở các loài chim hiện nay. 

6. Khủng long là động vật máu không nóng – không lạnh?
Động vật có vú và loài chim là những động vật máu nóng, giữ ấm cơ thể bằng quá trình trao đổi chất nhưng cá, lương cư và các loài bò sát lại biến đổi thân nhiệt tùy theo môi trường như một chiến lược để sinh tồn. Tưởng chừng khủng long là những loài thằn lằn máu lạnh khổng lồ nhưng mới đây khoa học lại phát hiện chúng không thuộc nhóm động vật máu nó hay lạnh. 

Phân tích những dấu vết còn lại trong xương hóa thạch cho thấy quá trình trao đổi chất của khủng long linh hoạt hơn bò sát nên chắc chắn chúng không thể là loài máu lạnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu sau đó lại chứng minh được cơ thể chúng cần ít calo hơn so với các động vật máu nóng cùng kích thước. Do đó, khủng long là loài động vật trung gian giữa các loài máu nóng và máu lạnh. 

Minh Hiếu(theolistverse)
Bình luận
vtcnews.vn