Hợp tác nghiên cứu về vi khuẩn HP và các giải pháp điều trị tiên tiến

Bệnh và thuốcThứ Tư, 28/02/2024 16:18:03 +07:00
(VTC News) -

Huro Biotech vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác cùng với Trung tâm Marshall (The Marshall Centre) về nghiên cứu vi khuẩn HP và các giải pháp điều trị tiên tiến.

Phát biểu tại sự kiện, Giáo sư Barry Marshall, Giáo sư người Úc đoạt giải Nobel năm 2005 với công trình phát hiện ra mối liên quan giữa vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn H.Pylori, hay còn được biết đến là vi khuẩn HP) và bệnh viêm loét dạ dày, cho biết: “Với hơn 80% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP và tình trạng đáng lo ngại về việc Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới, tôi và các đồng nghiệp tại Trung tâm Marshall, trường Đại học Tây Úc (UWA) có mong muốn được phối hợp với các bộ, ban ngành, cơ quan liên quan tại Việt Nam cũng như chính phủ Úc giúp đỡ người Việt Nam chữa trị, giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đường ruột.

Việc hợp tác với Huro là dự án đầu tiên trong rất nhiều dự án trong tương lai của tôi tại Việt Nam. Hy vọng việc hợp tác với Huro Biotech sẽ giúp nâng cao hơn nữa kiến thức và hiểu biết và các phương án điều trị đối với loài vi khuẩn gây hại này tại Việt Nam, mở ra những cơ hội để mở rộng một mạng lưới về nghiên cứu, đào tạo và điều trị H.Pylori cho người bệnh trên phạm vi toàn thế giới".

Giáo sư Barry Marshall - Người đoạt giải Nobel Y học (2005) với công trình phát hiện mối liên quan giữa vi khuẩn H.Pylori và bệnh viêm loét dạ dày, phát biểu tại sự kiện.

Giáo sư Barry Marshall - Người đoạt giải Nobel Y học (2005) với công trình phát hiện mối liên quan giữa vi khuẩn H.Pylori và bệnh viêm loét dạ dày, phát biểu tại sự kiện.

Tới nay, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, vi khuẩn H.Pylori được coi là kẻ xâm lược thầm lặng, ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số thế giới. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày và là yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến ung thư dạ dày.

Ở những quốc gia như Việt Nam, thách thức không chỉ là sự phổ biến của vi khuẩn H. pylori mà còn là nguy cơ kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng, một cuộc khủng hoảng toàn cầu mà Tổ chức Y tế thế giới đã xác định là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt.

Trung tâm Marshall tại Đại học Tây Úc là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, tập trung vào sử dụng công nghệ tân tiến để nhận biết, hiểu và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm. Trung tâm được thành lập năm 2007 sau khi giáo sư Barry Marshall đoạt giải Nobel Y học vì tìm ra vi khuẩn H.Pylori. Trung tâm hiện nay đã mở rộng nghiên cứu nhiều bệnh truyền nhiễm và nghiên cứu về vi khuẩn và virus.

Đại học Tây Úc là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới, đang đứng ở vị trí thứ 72 trên thế giới. Trường được thành lập vào năm 1911 và là thành viên của nhóm Group of Eight, đó là nhóm các trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Úc. Trường có một lịch sử xuất sắc trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu, với nhiều chuyên gia nổi tiếng. Nhiều ngành học của trường được xếp hạng trong top 50 toàn cầu.

Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Huro Biotech (GS. Simon Cutting) & Giám đốc The Marshall Centre (GS. Barry Marshall) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.

Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Huro Biotech (GS. Simon Cutting) & Giám đốc The Marshall Centre (GS. Barry Marshall) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.

Công ty Cổ phần Huro Biotech là doanh nghiệp khoa học vông nghệ, trong nhóm tiên phong tại Việt Nam trong nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp bảo vệ sức khỏe thế hệ mới có nguồn gốc từ vi sinh, được nghiên cứu khoa học bài bản, với cam kết cao nhất cho tính an toàn dài hạn và bền vững theo cách tự nhiên, góp phần hỗ trợ giải quyết vấn đề kháng kháng sinh trong khu vực và trên cả phạm vi toàn cầu.

Công ty nhận định, những hiểu biết và kinh nghiệm của The Marshall Centre về vi khuẩn H.Pylori sẽ hỗ trợ Huro Biotech rất nhiều trong việc tiếp tục hiểu rõ, và từ đó phát triển giải pháp thế hệ mới để đối diện với loài vi khuẩn gây hại này.

Chia sẻ trong buổi lễ ký kết Biên bản hợp tác, ông Nguyễn Duy Khánh, Chủ tịch HĐQT Huro Biotech cho biết, ông chia sẻ tiềm năng và tầm nhìn của các sản phẩm phi kháng sinh để chống lại H.Pylori.

Ông đánh giá sự kiện hôm nay là một tin vui thêm cho các nhà khoa học trong lĩnh vực chống lại vi khuẩn H. pylori nói chung, và của công ty Huro Biotech nói riêng. Ông cũng nhận định, những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của những dự án lớn như thế này nằm ở đội ngũ và sự hợp tác giữa các nhà khoa học của Việt Nam và thế giới.

Trong vai trò nhà đầu tư và lãnh đạo Công ty, ông mong muốn góp thêm phần nhỏ bé, tiếp nối thêm sức mạnh để cùng chung tay bước vào cuộc hành trình nhiều chông gai, nhưng cũng đầy vinh quang và tự hào trong những năm sắp tới.

Tham dự lễ ký kết còn có sự hiện diện của ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ toàn quyền Úc tại Việt Nam, ông Chris Morley Tham tán Thương mại Úc tại Việt Nam, và Cơ quan chính phủ bang Tây Úc; và Đại diện Hợp tác Quốc tế Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phòng nghiên cứu vi sinh tại Nhà máy Huro Biotech - nhà máy vi sinh đầu tiên đạt chuẩn GMP - WHO tại Việt Nam.

Phòng nghiên cứu vi sinh tại Nhà máy Huro Biotech - nhà máy vi sinh đầu tiên đạt chuẩn GMP - WHO tại Việt Nam. 

Bảo Anh
Bình luận
vtcnews.vn