Học sinh tiểu học tâm sự giật mình: 'Ở trường cháu chỉ học và học, toàn lý thuyết và những thứ linh tinh'

Giáo dụcChủ Nhật, 22/04/2018 18:02:00 +07:00

"Ở trường chúng cháu chỉ học và học, toàn lý thuyết và những thứ linh tinh" - tâm sự của cậu học trò 8 tuổi ở Hong Kong (Trung Quốc) khiến không ít phụ huynh giật mình.

Video: Cậu bé 8 tuổi kể về áp lực học nặng nề ở Hong Kong và chia sẻ từ phụ huynh

Các bậc phụ huynh châu Á thường có xu hướng áp đặt tương lai cho con cái, bắt chúng phải thành công theo ý họ muốn. Việc này đã dẫn tới việc trẻ bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng.

Tại Hong Kong (Trung Quốc) và một số nước châu Á khác, việc cha mẹ bắt con cái phải học hành thật chăm chỉ để được vào một trường đại học tốt, để kiếm được một công việc lương cao đã không còn là điều xa lạ. Nhưng đôi khi bậc làm cha làm mẹ đã vượt quá giới hạn khi bắt trẻ “cắm đầu” vào học thay vì cho chúng khoảng thời gian để vui chơi giải trí.

Các bậc phụ huynh châu Á thường quan tâm đến việc làm thế nào để con của họ vào được một trường đại học danh tiếng. Khi đó, họ sẽ vinh dự biết bao khi con mình ra trường kiếm được nhiều tiền và mang lại “tiếng thơm” cho cha mẹ.

Định nghĩa thành công của họ là lấy được tấm bằng của một trường đại học nổi tiếng, sau đó làm một công việc văn phòng với lương cao ngất ngưởng và rồi dùng số tiền đó để mua nhà, mua xe.

Vì vậy, khi con họ còn nhỏ, họ đã áp đặt cái định nghĩa thành công đó lên con mình, rồi bắt chúng “vùi” đầu vào học một cách điên cuồng, đến mức những đứa trẻ đó không có thời gian vui chơi và tiếp xúc với bạn bè bên ngoài.

Kết quả là những đứa trẻ này bị rối loạn tâm lý. Ví dụ điển hình là cô Lam, người nhận được lời mời nhập học của trường đại học Oxford, đã mắc bệnh tâm lý trong suốt 7 năm vì phải đáp ứng những yêu cầu cao từ cha mẹ cô.

con-bi-roi-loan-tam-ly-vi-bi-cha-me-ap-dat-phai-thanh-cong

Ảnh minh họa. 

Cô Lam nói rằng những sinh viên bị rối loạn tâm lý thường định nghĩa thành công là thứ gì đó rất “bình thường” và “có thể giao tiếp với bạn bè như trước khi họ có vấn đề về tâm thần” là mục tiêu chính họ đề ra. Cô Lam còn chia sẻ thêm: “Một số người cho rằng sẽ rất vô lý khi mục tiêu sống của bạn là có thể giao tiếp được với người xung quanh. Nhưng họ không nhận ra rằng, những sinh viên bị chứng rối loạn tâm lý không thể hòa nhập dễ dàng như những người bình thường. Và trong đó có cả tôi”.

Sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ có thể dẫn đến đến việc họ tự đánh lừa bản thân rằng con của họ vẫn bình thường. Ngay cả khi họ nhận ra con mình có vấn đề về tâm lý, nhưng các bậc phụ huynh này lại động viên con sử dụng sức mạnh tinh thần để vượt qua bệnh tật chứ nhất quyết không để chúng dùng thuốc trị bệnh.

con-bi-roi-loan-tam-ly-vi-bi-cha-me-ap-dat-phai-thanh-cong-1

Cha mẹ viết băng rôn để cổ vũ con cái thi tốt, để đỗ vào trường đại học danh tiếng. (Ảnh: SCMP) 

Cha mẹ nên đặt kỳ vọng thích đáng lên con cái. Tuy nhiên, các phụ huynh châu Á thường không hiểu biết và không thông cảm cho tình trạng bệnh lý của các con. Điều này sẽ làm những đứa trẻ cảm thấy thiếu thốn tình cảm, từ đó gia tăng áp lực và bệnh tình có thể nặng thêm.

Trên cương vị làm bậc làm cha làm mẹ, chúng ta nên hiểu định nghĩa thành công có thể được quyết định bởi nhiều thứ khác chứ không phải cứ có tiền là thành công. Theo cô Lam, một người thành công là người khỏe mạnh cả về tinh thần và thể chất.

Cô chia sẻ hiện giờ bố mẹ cô đã hiểu tình trạng bệnh lý của cô và để cô tự quyết định cuộc sống. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ hiểu được rằng tiền không thể mua được sức khỏe và hạnh phúc.

Nguồn: Vietnamnet
Bình luận
vtcnews.vn