Giá cả châu Á " trườn" theo địa chấn Nhật Bản

Kinh tếThứ Hai, 04/04/2011 06:23:00 +07:00

VTC News) - Thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản làm cho vấn đề lạm phát giá cả ở châu Á trở lên trầm trọng hơn.

(VTC News) – Thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản có thể làm trầm trọng thêm vấn để lạm phát đang có dấu hiệu lu mờ hơn ở nhữngnền kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh của châu Á.

Chuỗi cung - ứng bị gián đoạn ở Nhật Bản và nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô cũng như các loại thực phẩm không bị nhiễm độc ở nước này đang tăng lên đã làm trầm trọng thêm áp lực tăng giá đối với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Những nước này đang phải đối mặt với áp lực tăng giá xăng dầu, lương thực và các loại hàng hóa khác.

Tình trạng làm phát được báo động khi Hàn Quốc thông báo giá cả tiêu dùng tăng 4,7% so với năm trước đó, nhanh hơn tỷ lệ 4,5% trong tháng Hai. Đó là mức tăng kỷ lục nhất trong vòng 29 tháng và đẩy tỷ lệ làm phát lên mức cao nhất  so với mục tiêu làm phát 2% -4% của Ngân hàng Hàn Quốc trong tháng thứ ba liên tiếp.

Các nước mới nổi của châu Á đang bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng bởi vì các nước này có sự liên kết thương mại mạnh mẽ với Nhật Bản và các nền kinh tế địa phương đang phải vật lộn để kiềm chế giá cả.

Theo DRAMeXchange, công ty cung cấp các thiệt bị điện tử lớn nhất Châu Á, giá của các mạch vi xử lý cho DRAM được sử dụng trong điện thoại di động, máy tính xách tay và các thiết bị điện tử khác đã tăng khoảng 8% kể từ sau trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11 tháng Ba. Giá của các loại khí tự nhiên hóa lỏng đã tăng từ 10% và 20% tại các thị trường ở châu Âu và châu Á, thương nhân dự đoán rằng Nhật Bản sẽ sử dụng nó để thay thế năng lượng hạt nhân cho các thiết bị điện năng cần thiết. Công ty cổ phần gỗ tại Malaysia dự đoán rằng giá gỗ sẽ tăng lên khi Nhật Bản bắt đầu cuộc tái thiệt lại.

Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của hãng Société Générale tại Hồng Kông cho rằng: “sự gián đoạn hoặc căng thẳng tới chuỗi nguồn cung của Châu Á gây nên sự lạm phát ở các nước này”. Ông phân tích sự gián đoạn nguồn cung trong vài thập kỷ qua bao gồm cả sự bùng nổ của dịch SARS năm 2003 và “sự cố Y2K” trong lĩnh vự công nghệ năm 2000, ông nhận thấy rằng những sự kiện này không hề đẩy giá cả lên cao cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Ngay cả trước khi trận động đất Nhật Bản, giá cả của các bộ phận phát triển nhanh chóng của khu vực cũng đã tăng lên. Điều đó đã khiến ngân hàng trung ương trên toàn khu vực nâng tỷ lệ lãi suất để chống lạm phát. Trong động thái mới nhấthôm thứ Năm, Ngân hàng trung ương của Đài Loan tăng lãi suất chuẩn của nó lên 0,125%. Đây là lần tăng thứ tư liên tiếp trong thời gian gần đây. Ấn Độ và Philippines cũng đã thắt chặt chính sách tiền tệ kể từ khi trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản, và các quan chức ở Thái Lan và Malaysia đã có những động thái cho thấy rằng họ cũng đang có xu hướng làm như vậy tại cuộc họp mà họ có ý định làm như vậy tại cuộc họp sắp tới.

Tổng thống Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva cho biết giá cả tăng cao vẫn đang còn vấn đề đáng lo ngaị nhất ở đất nước của ông . Ông phát biểu rằng: "Chúng tôi đang làm việc với các Ngân hàng Thái Lan để đảm bảo khả năng cạnh tranh của chúng tôi không bị thổi phồng lo lạm phát tài chính”.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất của Châu Á, đã cho thấy rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản sẽ không thể ngăn chặn được chiến dịch chống lạm phát của Trung Quốc. Giá tiêu dùng đã tăng 4,9% so với năm trước đó và cả tháng Giêng và tháng Hai trong khi trên mục tiêu lạm phát cao nhất mà chính phủ đưa ra là 4%/năm

Ảnh hưởng của thảm họa ở Nhật Bản và sự tăng vọt của giá dầu tạo ra áp lực tăng giá hàng hóa và lạm phát nói chung. Viễn cảnh này thật khó để cho các Ngân hàng Trung ương tăng tỷ lệ lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.

Giá lương thực là một yếu tố cực kỳ nhạy cảm khi nhu cầu cung ứng lương thực của Nhật Bản tăng lên. Sóng thần và sự phơi nhiễm phóng xạ ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản. Những sản phẩm ở những vùng bị nhiễm phóng xạ không được còn sử dụng được mà thay thế vào đó là những sản phẩm được sản xuất ở những vùng xa, không bị nhiễm xạ hoặc nhập khẩu lương thực từ nước ngoài. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, lương thực cung ứng chủ yếu của Nhật bản chủ yếu là hàng nhập khẩu trong đó các sản phẩm như rau, lúc mì, đậu …chiếm 59%, các loại thịt chiếm 49%.

Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Nhật Bản chiếm gần 20% sản phẩm nông nghiệp của quốc gia này. Sự rò rỉ hạt nhân vào vùng biển của nưcớ này đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật từ các nước khác ở Châu Á. Nhật Bản phải nhập khẩu gần 40% thủy sản để cung ứng cho nhu cầu lương thực của người dân trong nước.

Ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của hãng Société Générale tại Hồng Kông, Nhật Bản, cho rằng: nhu cầu nhập khẩu lương thực của Nhật Bản tăng lên đáng kể là yếu tố cơ bản đẩy lạm phát thương thực cao hơn.

Các nhà quan chức chính phủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn chủ yếu quan tâm về lạm phát đang dần lún sâu và đánh giá rằng sự ảnh hưởng từ thảm họa ở Nhật Bản khác hẳn với những rạn nứt tăng trưởng cơ bản. Chính phủ Đài Loan ước tính cuộc khủng hoảng Nhật Bản sẽ làm giảm 0,2 % so với dự báo tăng trưởng năm 2011 (4,81%).

Bộ tài chính của Úc trong tuần này ước tính sự ảnh hưởng đến tăng trưởng của Úc trong trung hạn sẽ không đáng kể. Nhu cầu cung ứng của Nhật Bản tăng cao hơn dường như là một sự chống đỡ cho sự nhảy vọt của giá cả thế giới đối với một số mặt hàng bao gồm cả quặng sắt và than đá. Nền kinh tế Úc đã tăng vọt trong những năm gần đây về nhu cầu hàng hóa, khiến Ngân hàng Trung ương của nó để liên tục nâng tỷ lệ lãi suất để kiềm chế lạm phát giá cả.

Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc Kim Soo-Choong cho biết trong tuần này rằng: "Bất kỳ ảnh hưởng từ trận động đất của Nhật Bản và những khó khăn tài chính trong khu vực đồng Euro là gián tiếp và không mạnh như là giá dầu."

Bích Thủy(theo WSJ)

 


 

Bình luận
vtcnews.vn