Đường cao tốc dài nhất VN nứt toác, xử lý thế nào?

Thời sựThứ Năm, 25/09/2014 07:33:00 +07:00

(VTC News) - Trước việc đường cao tốc dài nhất Việt Nam vừa thông xe được 3 ngày đã có những vết nứt dài gây nguy hiểm, Bộ GTVT xử lý như thế nào?

(VTC News) - Trước việc đường cao tốc dài nhất Việt Nam vừa thông xe được 3 ngày đã có những vết nứt dài gây nguy hiểm, Bộ GTVT  xử lý như thế nào?

BộGTVT vừa có công điện gửi Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốcViệt Nam (VEC) yêu cầu khẩn trương xử lý việc nứt mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai ở Km83.

Theo đó, đây là đoạn đường có chiều dài khoảng 500m đi qua ao hồ, đầm lầy. Chiều cao đất đắp nền đường 9m, đang cắm biển theo dõi đất yếu.
Để đảm bảo quy định về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương xử lý bù phụ mặt đường trong quá trình theo dõi chờ lún tại vị trí trên để đảm bảo giao thông được an toàn.
Bộ GTVT cũng yêu cầu, các đơn vị liên quan tổ chức thông cáo báo chí cung cấp đầy đủ thông tin đoạn đường đang chờ xử lý kỹ thuật để các cơ quan báo chí biết, phối hợp công bố cho các phương tiện lưu thông biết nhằm đảm bảo an toàn giao thông tuyệt đối.
 Đoạn đường bị nứt  

Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam phải khẩn trương thực hiện và báo cáo bộ trước ngày 25/9.
Như đã thông tin, 3 ngày sau khi thông xe, cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã xuất hiện vết nứt dài hàng chục mét, có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sự an toàn của các phương tiện giao thông.
Cụ thể, điểm lún nứt thuộc khu vực km83 đoạn từ Yên Bái về Phú Thọ. Tại đây, một vết nứt khá lớn, dài khoảng hơn chục mét, xuống cấp nghiêm trọng, chạy dọc theo tuyến đường. 
Sự cố này khiến dư luận hoài nghi về chất lượng của công trình tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam. Tuy nhiên, phía Chủ đầu tư là Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam cho rằng, vị trí được phản ánh lún nứt tại Km 83 chính là điểm nằm trong đoạn tuyến có đất yếu đã được VEC tiên lượng trước và đã lắp dựng biển theo dõi đất yếu/lún tại Km82+500 – Km83+500.
Km83 xảy ra lún nứt là thuộc gói thầu A4 do nhà thầu Keangnam trúng thầu, trong quá trình thi công đã tuân thủ các quy trình khảo sát và xử lý đất yếu. 
Cụ thể công tác khoan thăm dò địa chất và thiết kế xử lý đất yếu được tiến hành tuân thủ theo Quy trình Khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000.
 Các vị trí lún được dựng biển thông báo

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng cho biết thêm, sau hai cơn bão liên tiếp vừa qua (bão số 3 và số 4), tại vị trí nêu trên xuất hiện vết nứt có hình dạng vòng cung điểm đầu tại Km82+995 và điểm cuối tại Km83+070 (trái tuyến chiều Lào Cai về Hà Nội).
“Sơ bộ đánh giá hiện trường cho thấy nền đường khu vực đắp cao (7-9m) trên khu vực đất yếu xung quanh là ruộng thường xuyên ngập nước và có thể có những túi bùn bất thường xen kẹp trong phạm vi này” phía VEC thông tin.
Mặc dù trên đoạn tuyến này nguy cơ lún đã được tiên lượng nhưng qua hai cơn bão (số 3 và số 4) với lượng mưa lớn, đất nền và xung quanh bão hòa tốc độ lún nhanh hơn dự kiến có thể là nguyên nhân sinh ra vết nứt.
Trong lúc khoan chờ đợi tìm hiểu nguyên nhân, VEC đã bố trí phân làn đường đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn, chèn lấp các vết nứt không cho nước thấm xuống.  

Ông Lê Kim Thành - Phó giám đốc VEC thông tin, việc phân luồng giao thông vẫn giúp xe lưu thông 2 chiều bình thường. Ở chiều từ Lào Cai về, phía ngoài đường xe vẫn lưu thông bình thường, còn làn phía trong được đóng lại để khoan khảo sát xem xét điều chỉnh bổ sung.

Minh Chiến
Bình luận
vtcnews.vn