Đón bằng công nhận bảo vật quốc gia tượng Quan thế âm ở Bắc Ninh

Đời sốngThứ Bảy, 04/11/2023 15:00:16 +07:00
(VTC News) -

Tượng Quan thế âm được tạo tác vào năm 1449, là pho tượng duy nhất khắc minh văn trên cả thân và bệ tượng, được làm từ hai khối đá tách rời gồm thân và bệ tượng

Ngày 4/11, tại chùa Thượng Phúc (khu phố Cung Kiệm, xã Nhân Hòa, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) diễn ra Pháp hội Quán thế âm và đón nhận Quyết định của Thủ tướng công nhận Bảo vật Quốc gia - tượng Quan thế âm.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh trao Bằng công nhận Bảo vật quốc gia tượng Quan Thế Âm cho chùa Cung Kiệm.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh trao Bằng công nhận Bảo vật quốc gia tượng Quan Thế Âm cho chùa Cung Kiệm.

Bảo vật quốc gia tượng Quan Thế Âm bằng đá thời Lê Sơ, niên đại 1449, được Thủ tướng ký quyết định công nhận vào ngày 30/1/2023.

Dựa trên hình tượng nghệ thuật, kinh điển và truyền thuyết về Quan thế âm lưu truyền ở Việt Nam, có thể thấy pho tượng thể hiện ứng thân của Nam Hải Quan Âm (thường được biết đến với tên gọi Quan âm Diệu Thiện).

Pho tượng gồm hai phần: Thân tượng và bệ tượng với chiều cao tổng thể là 88,7 cm. Trên cả 2 phần pho tượng đều khắc minh văn, tất cả 67 chữ cung cấp thông tin về niên đại tạo tác và địa chỉ, tên các tín chủ công đức.

Bảo vật quốc gia tượng Quan thế âm ở chùa Cung Kiệm, phường Nhân Hòa, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Bảo vật quốc gia tượng Quan thế âm ở chùa Cung Kiệm, phường Nhân Hòa, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 

Đây là pho tượng được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam (năm 1449); đồng thời là pho tượng Quan thế âm thời Lê Sơ duy nhất. Bên cạnh ý nghĩa về mặt niên đại lịch sử, pho tượng còn có ý nghĩa về lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử tạo tượng Việt Nam. 

Tính đến nay, tượng Quan âm chùa Cung Kiệm là pho tượng đá duy nhất được tạo tác từ hai khối tách rời gồm phần thân tượng và bệ tượng, tổng chiều cao 88,7 cm.

Tượng được tạc trong tư thế ngồi tọa thiền bán kiết già, đầu đội mũ thiên quan, khoác áo thiên y, anh lạc đeo trước ngực hình hoa mai chín cánh. Tượng từng được chỉnh sửa, gắn chắp một số chỗ bị vỡ, nứt ở bàn tay phải, phần mũi, cổ và tai phải.

Hồ sơ di sản nhận xét, hiện vật là tượng Quan Âm duy nhất khắc minh văn trên cả thân và bệ tượng. Minh văn gồm 67 chữ, cung cấp thông tin về niên đại tạo tác, địa chỉ, những người công đức.

Lưng tượng được khắc chữ và có niên đại sớm nhất Việt Nam (năm 1449).

Lưng tượng được khắc chữ và có niên đại sớm nhất Việt Nam (năm 1449).

Lưng tượng khắc 39 chữ Hán với nội dung "Năm Kỷ Tỵ (1449) niên hiệu Thái Hòa thứ 7 triều vua thứ 3 nhà Lê. Các tín chủ ở xã Kiệm, huyện Vũ Ninh, lộ Bắc Giang Trung gồm: Đào Ngân, Nguyễn Thị Biên, Nguyễn Lăng, Đào Thị Điều, Nguyễn Bế/Bé, Nguyễn Thị Thiểu".

"Hình tượng đôi thủy quái đội đài sen có nguồn gốc từ truyền thuyết Quan Âm quá hải trong kinh phật. Nội dung kể về việc Quan Âm vượt biển, nhìn xuống dưới thấy đám thủy quái đang hoành hành. Bà đã ra tay cứu vớt chúng sinh và thuần phục đám thủy quái", hồ sơ di sản ghi.

Văn Chương
Bình luận
vtcnews.vn