Doanh nghiệp đối diện thử thách khi chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi xanhThứ Năm, 07/12/2023 11:45:00 +07:00
(VTC News) -

Chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp không chỉ dành nguồn lực đầu tư lớn mà còn chấp nhận với thử thách vì một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Hoạt động kinh tế ở Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu dựa trên cách tiếp cận truyền thống - kinh tế tuyến tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Để thực hiện phát triển nhanh, bền vững, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, “không đánh đổi tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm và suy thoái môi trường” thì chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là hướng đi thích hợp.

Điều kiện hiện tại có nhiều cơ hội cho việc chuyển đổi này song cũng có những thách thức cần phải vượt qua.

Sự khác biệt giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn. (Ảnh:  Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn).

Sự khác biệt giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn. (Ảnh:  Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn).

Cơ hội và thách thức

Phân tích về cơ hội, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết Đại hội XIII của Đảng xác định việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Để cụ thể hoá chủ trương này, tháng 6/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 687, phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam với mục tiêu đến năm 2025, 85% lượng chất thải nhựa phát sinh được tái sử dụng và xử lý, giảm 50% rác thải nhựa trên biển…

Đề án của Chính phủ góp phần thực hiện mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050”, ông Mại nhấn mạnh.

Bên cạnh những chủ trương, chính sách được Đảng và Nhà nước ban hành, theo ông Nguyễn Mại, một trong những thuận lợi nữa là cộng đồng dân cư đã ngày càng quan tâm hơn đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và phát triển bền vững.

Người lao động các ngành nghề, lĩnh vực đã bắt đầu tham gia quá trình chuyển sang kinh tế tuần hoàn với nhiều sáng kiến giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tiết kiệm chi phí, hợp lý hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Đặc biệt, doanh nghiệp đã nhận thức tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn, đã áp dụng nhiều mô hình mang lại kết quả to lớn tại các ngành sản xuất, dịch vụ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh và bền vững”, vị chuyên gia nói.

Bên cạnh những cơ hội, GS.TSKH Nguyễn Mại nhìn nhận, Việt Nam là một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp nên gặp khó khăn khi chuyển sang kinh tế tuần hoàn.

Cụ thể, thể chế, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện, thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy mô hình này phát triển, thiếu các chế tài khen thưởng, xử phạt đối với doanh nghiệp, người dân, địa phương hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành trách nhiệm thu hồi, phục hồi tài nguyên từ các sản phẩm đã qua sử dụng…

Ông Mại đánh giá, nguồn lực để thực hiện chuyển đổi sang phát triển kinh tế tuần hoàn của Nhà nước, doanh nghiệp còn hạn chế, còn ít doanh nghiệp đủ năng lực công nghệ về tái chế, tái sử dụng các sản phẩm đã dụng. Đồng thời thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội cũng là một rào cản lớn.

Do đó mặc dù coi trọng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực khoa qua sử học và công nghệ, nguồn lao động chất lượng cao nhưng đại bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ phải ứng phó với khó khăn hàng ngày nên dù muốn cũng không có đủ điều kiện để chuyển sang kinh tế tuần hoàn”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài nêu.

Một thách thức khác được ông Mại đề cập là nhiều tỉnh, thành phố chưa quan tâm đúng mức đến chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. Điển hình là một số thành phố lớn và giàu tiềm lực cho đến nay vẫn loay hoay trong việc xử lý rác thải sinh hoạt.

Kinh tế tuần hoàn đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường

Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng động và lợi ích lâu dài của xã hội, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ngay từ sớm, tiên phong dẫn đầu và chấp nhận đối diện với nhiều khó khăn, thử thách. Vượt lên tất cả bằng sự nỗ lực bền bỉ, họ đã đạt được những kết quả tích cực.

Điển hình trong ngành sản xuất nước giải khát là Công ty Tân Hiệp Phát với quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, phát triển kinh tế tuần hoàn với mô hình 3R (Reducing waste - Giảm thiểu chất thải, Reusing- Tái sử dụng, Recycling - Tái chế) từ năm 2013 đến nay.

Dây chuyền tái chế nhựa tại Tân Hiệp Phát. (Ảnh: THP).

Dây chuyền tái chế nhựa tại Tân Hiệp Phát. (Ảnh: THP).

Ông David Riddle - Đại diện Công ty, cho biết, năm 2013, Tân Hiệp Phát đã triển khai dự án làm nhẹ chai trong đó trọng lượng của mỗi chai giảm từ 27g xuống còn 21,8g thông qua nghiên cứu, thiết kế và đổi mới.

Công ty này sử dụng máy móc tiên tiến nhất của châu Âu để tạo ra hiệu quả tổng thể về hiệu suất, giảm hao hụt trong quá trình sản xuất giúp tiêu thụ năng lượng điện và nước ít nhất.

Năm năm sau, vào năm 2018, trọng lượng chai được giảm xuống còn 15,6g và 13,2g tùy loại sản phẩm. Hiệu quả về môi trường của sáng kiến này là rất lớn dù chỉ tiết kiệm được vài gam nhựa trên mỗi chai nhựa”, vị lãnh đạo Tân Hiệp Phát nói.

Ông David Riddle dẫn chứng hàng loạt con số ấn tượng, giai đoạn 2013 - 2018, Tân Hiệp Phát đã cắt giảm được 34.000 tấn rác thải nhựa và trong 4 năm từ 2019 - 2023, con số tiết kiệm được là 44.000 tấn. Như vậy 9 năm qua, tổng cộng 78.000 tấn đã được cắt giảm.

Song song đó, Tân Hiệp Phát tiếp tục triển khai nhiều dự án khác, như tái chế, tái sử dụng màng co, túi nhựa do công ty sản xuất làm túi đa năng để đựng phôi và nắp… Doanh nghiệp này cũng loại bỏ việc sử dụng hộp các tông thay thế chúng bằng màng co làm từ nhựa tái chế.

Vào năm 2021, trong thời kỳ đại dịch COVID-19, ông David Riddle cho biết, Tân Hiệp Phát đã bắt đầu vận hành các dây chuyền tái chế PP và Polyetylen tỷ trọng cao (HDPE).

chu tich tan hiep phat.jpg

chu tich tan hiep phat.jpg

Tân Hiệp Phát khẳng định sẵn sàng giải quyết những thách thức phía trước và khả thi để vươn tới nền kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững.

Ông David Riddle

Trọng tâm của khả năng tái chế này là sản xuất pallet viên nén từ nhựa thải mà Tân Hiệp Phát có thể sử dụng và trong tương lai sẽ cung ứng cho những đơn vị khác những đơn vị muốn thay thế nguyên liệu đầu vào sản xuất của họ bằng nguyên liệu tái chế.

Ông David Riddle nhấn mạnh, việc chủ động phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn vừa đáp ứng được các tiêu chí bảo vệ môi trường, vừa mang lại các lợi ích kinh tế đáng kể.

Kinh tế tuần hoàn thực sự là cần thiết và có ý nghĩa. Tân Hiệp Phát khẳng định sẵn sàng giải quyết những thách thức phía trước và khả thi để vươn tới nền kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững”, ông David Riddle nhấn mạnh.

Lãnh đạo Tân Hiệp Phát cũng kiến nghị cần phải có hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn quy định trách nhiệm cụ thể cho các nhà sản xuất, nhà phân phối về thu hồi, phân loại và tái chế hoặc thanh toán chi phí xử lý thải cho các sản phẩm thải bỏ.

Anh Văn
Bình luận
vtcnews.vn