Dân Phú Yên khốn đốn vì tôm non chết hàng loạt

Kinh tếThứ Ba, 12/04/2011 09:00:00 +07:00

(VTC News) – Gần 100 hộ dân tại hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đang khốn đốn vì tôm non bị dịch bệnh, chết hàng loạt.

(VTC News) – Gần 100 hộ dân tại hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đang khốn đốn vì tôm non bị dịch bệnh, chết hàng loạt.

 

Những ngày qua, gần 100 hộ nuôi tôm ở hạ lưu Sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) lâm vào tình cảnh khốn đốn bởi tôm non thả nuôi bỗng nhiên bị dịch chết hàng loạt.

 

 

 

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Phú Yên, từ đầu vụ đến nay đã có 36,4ha tôm bị bệnh thân đỏ đốm trắng thuộc tại các xã: Hòa Hiệp

Nam
(10,4ha), Hòa Tâm (19,5ha) và Hòa Hiệp Trung (6,5ha). Các loại tôm nuôi bị bệnh trong độ tuổi từ 30 - 60 ngày.

Ông Lê Trọng Kim, một hộ nuôi ở vùng Ngọn Đồng (thôn Phước Long, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) cho biết: “Tôi thả nuôi 200.000 con giống tôm thẻ chân trắng trên 3.000m2, tôm nuôi chỉ được 70 ngày thì phải xuất bán vì bị bệnh. Tôm chỉ đạt trọng lượng 250 con/kg, giá 47.000 đồng/kg, lỗ gần 30 triệu đồng”.

 

Theo ông Kim, vùng Ngọn Đồng có khoảng 20ha tôm nuôi nhưng hiện có đến 2/3 trong số đó đang bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt.

Nhiều hộ dân vùng Ngọn Đồng (xã Hòa Tâm) vớt vác số tôm non còn sót lại


Không chỉ vậy, so với thời gian trước, hiện người nuôi tôm càng trở nên khốn khó bội phần bởi chi phí đầu tư thức ăn, tôm giống, thuốc… đều tăng thêm 40%.

 

Ông Nguyễn Hào, nuôi tôm ở cánh đồng Vũng Tàu, xã Hòa Hiệp

Nam
(huyện Đông Hòa) cho biết: “Trên diện tích 4.000m2 , mỗi vụ tôm gia đình tôi phải mua 2.000 lít dầu diezel. Bây giờ giá dầu tăng 3.500 đồng/lít, riêng phần chi phí cho dầu tăng 7 triệu đồng. Ngoài ra, giá tôm giống cũng tăng từ 43 đồng/con lên 75 đồng/con; thức ăn tăng 60.000 đồng/bao 20kg; thuốc xử lý nước Deocara A từ 470.000 đồng/lít lên 571.000 đồng/lít… Chi phí đầu tư tăng khoảng 40% nhưng gia đình gần như không vớt vát được bao nhiêu bởi tôm bị dịch chết”. Hiện số diện tích nuôi tôm mắc bệnh ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch vẫn đang tiếp tục tăng lên do thiếu sự phối hợp giữa các cấp ngành và các hộ nuôi.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh, nguyên nhân tôm bị dịch chết là do người nuôi mua phải nguồn giống trôi nổi, chưa qua kiểm định chất lượng  từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ các công ty thủy hải sản tư nhận trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, hàng chục năm nay, các hồ nuôi đều sử dụng chung một kênh cấp và thoát nước. Do vậy, khi dịch bệnh phát sinh, hộ nuôi này xả nước ra, hộ nuôi khác lấy nước vào nên dẫn đến việc dịch bệnh lây lan hàng loạt. Mặt khác, các hộ đều thả nuôi không đúng lịch thời vụ nhằm bán được giá. Các hộ thường thả nuôi trước Tết trong khi ngành chức năng đã khuyến cáo người dân ở vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch không nên thả nuôi trước tháng 3/2011. Điều này dẫn đến tình trạng tôm non mất sức đề kháng, tạo điều kiện dịch bệnh bùng phát.

Như vậy, trong “canh bạc tất tay” với con tôm, người nuôi vẫn hoàn toàn tay trắng.

 

Bài và ảnh:Hoàng Vân

Bình luận
vtcnews.vn