Dàn chiến đấu cơ, xe tăng tối tân của Mỹ còn sót lại ở chiến trường Khe Sanh

Tin nhanh 24hThứ Năm, 13/07/2023 07:47:01 +07:00
(VTC News) -

Cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn được Mỹ xem như một pháo đài bất khả chiến bại với nhiều loại vũ khí tối tân nhưng cuối cùng vẫn bị bộ đội ta đánh sập.

Dàn chiến đấu cơ, xe tăng của Mỹ còn sót lại sau thảm bại ở chiến trường Khe Sanh

Là nơi ghi dấu chiến tích oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bảo tàng chiến thắng Khe Sanh (nằm trên vùng đất của cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) hiện là nơi trưng bày những hình ảnh, vũ khí của lính Mỹ, lính quân đội chế độ cũ và cả quân giải phóng.

Là nơi ghi dấu chiến tích oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bảo tàng chiến thắng Khe Sanh (nằm trên vùng đất của cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) hiện là nơi trưng bày những hình ảnh, vũ khí của lính Mỹ, lính quân đội chế độ cũ và cả quân giải phóng.

Tại sân bay Tà Cơn còn lưu giữ những hiện vật chiến tranh như đường bay, hầm hào..., trong đó có cả những loại chiến đấu cơ, vũ khí tối tân bậc nhất thời đó được Mỹ trang bị để biến Khe Sanh thành một pháo đài bất khả chiến bại.

Tại sân bay Tà Cơn còn lưu giữ những hiện vật chiến tranh như đường bay, hầm hào..., trong đó có cả những loại chiến đấu cơ, vũ khí tối tân bậc nhất thời đó được Mỹ trang bị để biến Khe Sanh thành một pháo đài bất khả chiến bại.

Máy bay vận tải hạng nặng Air Force C130 từng được Mỹ sử dụng làm không vận và yểm trợ hỏa lực chiến trường nằm im lìm trên đường băng bảo tàng sân bay Tà Cơn.

Máy bay vận tải hạng nặng Air Force C130 từng được Mỹ sử dụng làm không vận và yểm trợ hỏa lực chiến trường nằm im lìm trên đường băng bảo tàng sân bay Tà Cơn.

Máy bay vận tải CH-47 (Chinook) từng tham chiến tại chiến trường Khe Sanh là loại máy bay lên thẳng, vận tải hạng nặng của quân đội Mỹ được trang bị từ năm 1959 với nhiệm vụ chuyên vận chuyển người, vũ khí, lượng thực và chi viện hoả lực cho quân đội đổ bộ đường không.

Máy bay vận tải CH-47 (Chinook) từng tham chiến tại chiến trường Khe Sanh là loại máy bay lên thẳng, vận tải hạng nặng của quân đội Mỹ được trang bị từ năm 1959 với nhiệm vụ chuyên vận chuyển người, vũ khí, lượng thực và chi viện hoả lực cho quân đội đổ bộ đường không.

Trực thăng UH1 chuyên chở quân được quân đội Mỹ sử dụng nhiều nhất, đồng thời cũng bị bắn hạ nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam và chiến trường Khe Sanh.

Trực thăng UH1 chuyên chở quân được quân đội Mỹ sử dụng nhiều nhất, đồng thời cũng bị bắn hạ nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam và chiến trường Khe Sanh.

Xe tăng M48 được Mỹ sử dụng để yểm trợ bộ binh tại chiến trường Đường 9 - Khe Sanh.

Xe tăng M48 được Mỹ sử dụng để yểm trợ bộ binh tại chiến trường Đường 9 - Khe Sanh.

Xe thiết giáp chở quân M113 sử dụng rất phổ biến trong quân đội Mỹ và đồng minh với hỏa lực mạnh.

Xe thiết giáp chở quân M113 sử dụng rất phổ biến trong quân đội Mỹ và đồng minh với hỏa lực mạnh.

Xác một chiếc máy bay phản lực bị bắn hạ tại chiến trường Khe Sanh.

Xác một chiếc máy bay phản lực bị bắn hạ tại chiến trường Khe Sanh.

Những loại súng đạn và trang phục được Mỹ trang bị cho quân đội tham chiến ở Khe Sanh.

Những loại súng đạn và trang phục được Mỹ trang bị cho quân đội tham chiến ở Khe Sanh.

Mở màn cho chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, ngày 20/1/1968, các quân đoàn, binh đoàn, sư đoàn, trung đoàn cùng với bộ đội địa phương và quân dân Hướng Hóa đồng loạt tấn công vào các cứ điểm phòng ngự của Mỹ ở Làng Vây - Khe Sanh - Tà Cơn.

Ngày 7/2/1968, bộ đội Tăng Thiết giáp phối hợp với bộ binh và bộ đội địa phương tiêu diệt cứ điểm Làng Vây, sau đó quân ta chuyển sang vây hãm quân Mỹ ở cụm cứ điểm Tà Cơn. Trước nguy cơ thất bại, Mỹ điên cuồng mở cuộc hành quân giải vây bằng chiến dịch “ngựa bay”, huy động sư đoàn không kỵ số 1 của Mỹ, 17 tiểu đoàn, 1 chiến đoàn ngụy và 1 tiểu đoàn biệt động quân, 130 khẩu pháo các loại, 60 xe tăng, hòng khôi phục lại các vị trí đã mất.

Mặc dù lúc này sân bay Tà Cơn được quân đội Mỹ xem như một pháo đài bất khả chiến bại nhưng trước sức mạnh của ta, đến tháng 7/1968, quân đội Mỹ không còn cách nào khác ngoài việc mở cuộc rút quân chiến thuật bằng không quân nhằm cứu hàng nghìn lính Mỹ ra khỏi nơi đây. Buộc phải bỏ và phá hủy căn cứ, quân đội Mỹ đã thất bại hoàn toàn trên chiến trường Quảng Trị khi để cứ điểm rơi vào tay quân giải phóng.

ĐỨC THUỶ
Bình luận
vtcnews.vn