Cụ Phạm Ngọc Thung dặn lương y Phạm Cao Sơn: Con hãy tặng thuốc người nghèo

Sức khỏeThứ Bảy, 10/01/2015 08:01:00 +07:00

Câu chuyện cảm động về cụ ông 96 tuổi, trước lúc lâm chung gọi con vào dặn hãy dùng tiền phúng của cha làm thuốc biếu tặng người nghèo.

(VTC News) – Câu chuyện cảm  động về cụ ông 96 tuổi, trước lúc lâm chung gọi con vào dặn hãy dùng tiền phúng của cha làm thuốc biếu tặng người nghèo.


Cựu chiến binh sống tốt đời, đẹp đạo

Chỉ cách đây mới vài tháng, tôi có dịp về Thái Bình thăm cụ Giuse Phạm Ngọc Thung, cựu chiến binh ở xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư. Cụ Thung là cụ thân sinh của lương y Phạm Cao Sơn, người tham gia cùng phóng viên trong nhiều chuyến đi khám từ thiện, phát thuốc miễn phí cho bà con nghèo, những bệnh nhân ung thư khó khăn.

Lúc gặp cụ Thung, dù đã ngoài cửu thập nhưng cụ vẫn minh mẫn lắm.  Mái tóc cụ bạc phơ, chòm râu trắng, giọng nói vẫn sang sảng. Thấy khách về thăm, cụ vui  ra mặt.

Ấy vậy mà, mới đây thôi, cụ đã ra đi…

Cụ Thung lúc còn khỏe và lương y Phạm Cao Sơn với thuốc chữa gút hiệu quả.
Cụ Thung là cựu chiến binh được nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương vì có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.


Cụ là công dân gương mẫu ở nơi cư trú, một người Công Giáo sống tốt đời đẹp Đạo. Cụ như một tấm gương sáng cho con cháu và bà con lối xóm noi theo.

Ông Lâm Xuân Thìn, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Đồng Thanh cho biết: “Hội chúng tôi có 286 hội viên thì cụ Thung là người cao tuổi nhất. Cụ tham gia hoạt động cách mạng từ đầu năm 50 của thế kỷ trước.

Năm 1986, cụ vào Ban chấp hành hội. Năm 2006, cụ nghỉ trong ban chấp hành nhưng mọi sinh hoạt của Hội, cụ tham gia đều, rất tích cực.

Vị chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đồng Thanh cho biết thêm: “Cụ Thung đi đầu trong phong trào nông thôn mới. Cụ đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng đường bê tông nông thôn, xây dựng đình làng, chùa chiền, ủng hộ tư trang cho hội cựu chiến binh. Với vùng quê thuần nông thì những đóng góp trên là rất đáng quý”.


Từ năm 1950, Cụ tham gia đội chủ lực của địa phương, tham gia rào làng, kháng chiến, đào hầm, chống càn. Ngày ấy, giặc Pháp cố thủ trong bốt với súng ống, đạn dược tối tân, còn quân ta lúc đó chỉ có gậy, thuổng, cuốc, mai, được mài sắc. Đêm đêm, quân ta phát loa kêu gọi địch đầu hàng, ngày thì vận động bà con chống càn chống giặc, bảo vệ Việt Minh đang nằm vùng tại các gia đình.

Lúc tôi gặp, cụ còn tâm sự: “Tôi muốn trở thành người Công giáo tốt và trước hết phải là người công dân tốt”.

Hàng ngàn người xót thương khi cụ ra đi


Cụ Giuse Phạm Ngọc Thung sinh năm 1920, hưởng thọ 96 tuổi. Hai ngày tang lễ, hơn 100 đoàn với khoảng hơn 2 ngàn người tham dự lễ tang cụ trong 2 ngày. Trong đó có đại diện chính quyền địa phương, giáo phận địa phận Hà Nội, Bùi Chu, Thái Bình… đến đưa tiễn cụ.

  Đoàn thánh lễ đồng tế do Đức cha FX. Nguyễn Văn Sang, nguyên giám mục giáo phận Thái Bình chủ sự lễ an táng cùng với hơn chục linh mục.
Ngày 2/1, lễ viếng và cầu nguyện do các cha, các thầy, sơ, ông bà cố, các vị chức sắc  trong hội đồng mục vị các xứ Gia Lạc, An Lạc, Phục Lễ… các hội đoàn công giáo với gần 50 linh mục, tu sỹ đã đến dự.

Ngày 3/1, đoàn thánh lễ đồng tế do Đức cha FX. Nguyễn Văn Sang, nguyên giám mục giáo phận Thái Bình chủ sự lễ an táng cùng với hơn chục linh mục. Đoàn nữ tu Đa Minh đồng nhất do Tổng đoàn với hơn 50 nữ tu đến làm lễ 2 ngày.

 
Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt gửi vòng hoa tới viếng. Đức giám mục Phê rô Nguyễn Văn Đệ, giám mục giáo phận Thái Bình gửi điện chia buồn vì ngài đang bận đi công tác.


Trong đám tang ấy, có những bệnh nhân từng được lương y Phạm Cao Sơn cứu chữa. Người ở tận Quảng Ninh vừa về kịp tiễn đưa Cụ Giuse Phạm Ngọc Thung. Một người từ Nam Định sang vì chịu ơn lương y Phạm Cao Sơn đã khám chữa bệnh miễn phí trong dịp ông khám từ thiện ở Bùi Chu. Nhiều người thân, ân nhân, nhiều doanh nhân, trí thức từ các tỉnh thành trong cả nước cũng đến tiễn đưa cụ Thung.

Cảm kích trước tấm lòng của nhiều người dành cho gia đình, lương y Sơn nói: “Cha tôi ra đi, được Đức Cha, Quý cha, Quý nam nữ tu sĩ, Quý cộng đoàn, anh em cha bác, họ hàng nội ngoại tộc đến cầu nguyện tiễn đưa bố chúng tôi về với Chúa. Chúng tôi vô cùng đội ơn. Bố tôi ra đi để lại cho con, cháu, chắt một gia tài đức tin. Tôi nguyện vâng theo lời dạy của cụ”.

Ông tâm sự: “Lúc còn sống, bố tôi dặn: Con làm nghề thuốc y đức phải trong sáng, giỏi về y lý, thạo về y thuật, luôn luôn lắng nghe bệnh nhân, học thầy, học bạn. Nhất là học hỏi từ các thầy thuốc Trung ương hội Đông y Việt Nam đã dạy bảo con nhiều năm qua.

Con hãy coi bệnh nhân là ân nhân của mình. Nếu sau này bố qua đời, có chút tiền phúng viếng con dành cho việc làm thuốc cứu người. Con cùng cậu Đễ (ông Nguyễn Trọng Đễ nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty  dược Việt Nam, Bộ Y tế - PV) tiếp tục củng cố bài thuốc hiệu quả hơn nữa.

Thuốc dành biếu tặng những người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh trọng, người không nơi nương tựa, cô đơn. Con hãy trực tiếp khám và biếu thuốc đến khi họ khỏe. Đừng ham muốn tiền bạc mà mất đạo lý lương tâm của người làm thầy thuốc. Đó là điều bố muốn nói với Sơn”.

Hơn 100 đoàn đến tiễn đưa cụ Thung.
Trước những lời dặn dò cảm động ấy, lương y Sơn chia sẻ: “Những bệnh nhân có hoàn cảnh như trên xin đến địa chỉ nhà 8/2, ngõ 15 Phương Mai, Hà Nội; ĐT: 046.2928.048 – 0985.014.859, tôi sẽ trực tiếp khám, cấp thuốc miễn phí. Bệnh nhân nghèo ở xa không có tiền, không nơi nương tựa, tôi sẽ biếu tiền tầu xe”.


» Xót xa cụ ông mắt mù bán hàng rong nuôi cháu mồ côi
» Giang hồ cộm cán 'rửa tay gác kiếm' nấu cháo từ thiện
» Nơi bác sĩ cho bệnh nhân phong bì
» Hà Nội: Lửa ấm nơi đau buồn không ai muốn đến
» Cuộc sống vẫn chờ: Nơi ung thư không thể chiến thắng

Nguyễn Tâm

Bình luận
vtcnews.vn