Clip: 'Quái vật' dài 30 mét dưới lòng biển sâu

VideoThứ Ba, 06/08/2013 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Một nhóm thợ lặn ở Australia đã may mắn bắt gặp được loài Pyrostremma spinosum được mệnh danh "chiếc sừng của đại dương" với độ dài lên đến 30m.

(VTC News) - Một nhóm thợ lặn ở Australia đã may mắn bắt gặp được loài Pyrostremma spinosum được mệnh danh "chiếc sừng của đại dương" với độ dài lên đến 30m.

Pyrosomes thường sống ở các tầng nước trên trong vùng biển ấm. Một số cá thể có thể được tìm thấy ở tầng nước sâu hơn một chút. Pyrosomes có dạng hình ống, được hình thành thành từ hàng ngàn cá thể được gọi là "zooids".

Kích thước của Pyrosomes dao động khá lớn, từ vài milimet cho đến vài mét. Chúng được mệnh danh là "Chiếc sừng của đại dương". Một nhóm các thợ lặn ở Australia đã may mắn bắt gặp cá thể dài 30m, dài nhất tử trước đến giờ. Dù kích cỡ lớn như vậy nhưng Pyrosomes được xếp vào nhóm sinh vật phù du, chuyển động phụ thuộc vào dòng chảy, thủy triều cũng như các con sóng.

Quốc Thiên
Bình luận
vtcnews.vn