Chuyên gia phong thủy lý giải những kiêng kỵ tháng cô hồn

Sức khỏeThứ Ba, 22/08/2017 14:12:00 +07:00

Tháng cô hồn từ rất lâu rồi đã trở thành một cột mốc thời gian mang ý nghĩa tâm linh trong văn hoá, phong tục và tập quán của người Việt Nam, nhưng tại sao tháng cô hồn lại được phủ lên bởi một bức màn bí ẩn với hàng loạt những điều cấm kỵ?

Tháng cô hồn là gì?

Tháng cô hồn rơi vào tháng 7 âm lịch hàng năm, tục lệ tháng cô hồn bắt nguồn từ Trung Quốc, ở đây người ta cúng cô hồn vào ngày 14/7 âm lịch.

Tương truyền, vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm, Diêm vương sẽ mở cửa địa ngục hay còn gọi là Quỷ môn quan cho những vong hồn, quỷ đói hay còn gọi là "ngạ quỷ" được trở lại dương gian và quay lại cõi âm vào ngày rằm.

1

 Tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn. (Ảnh: Internet)

Do lầm tưởng tháng 7 âm lịch là một tháng không may mắn, khi mà khắp cõi dương gian sẽ xuất hiện nhiều quỷ đói, quấy nhiễu, ảnh hưởng đến cuộc sống nên người dân mới có tục lệ cúng cháo, gạo hoặc muối và dùng những từ như “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng quỷ đói, các vong hồn.

Tục lệ cúng tháng cô hồn ở Việt Nam xuất hiện bởi, người Việt thời xưa tin rằng, con người ta gồm hai phần hồn và xác. Khi chết đi, phần tồn tại duy nhất là linh hồn và tuỳ vào lúc sống ăn ở thế nào mới được đầu thai hoặc chỉ làm một vong hồn lang thang nay đây mai đó, quấy nhiễu người trần.

Tháng cô hồn tháng 7 âm lịch cũng trùng với ngày lễ Vu lan báo hiếu trong Phật giáo, do đó ngoài việc cúng cho người đã khuất thì người Việt Nam còn có văn hoá dâng trà cho người còn sống như bố mẹ, ông bà để tỏ lòng kính trọng công ơn sinh thành.

Vào thời điểm này trong năm, tại các trung tâm Phật giáo lớn trên cả nước thường tổ chức những buổi cầu siêu, cúng cho người đã khuất và làm lễ dâng trà cho các bậc sinh thành. Những buổi lễ thế này ngày càng thu hút được nhiều phật tử, trong đó giới trẻ đang tham gia rất đông.

Video: Những điều kiêng kị trong tháng cô hồn để được bình an, tránh xui xẻo

Tuy nhiên, do lịch sử hàng nghìn năm, đã trở thành một tục lệ, văn hoá trong đời sống của người Việt Nam nên tháng 7 âm lịch hàng năm hay tháng cô hồn được mọi người, mọi nhà, khắp nơi cúng bái rất cẩn trọng, chu đáo. Ngoài ra, dân gian còn truyền nhau nhiều điều cấm kỵ không được làm trong tháng này.

Những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn

Để tìm hiểu về những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn, phóng viên báo điện tử VTC News đã gặp ông Nguyễn Mạnh Hùng, người từng có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu các vấn đề về tâm linh, phong thuỷ.

Ông không những tham gia làm lễ ở trong nước mà còn được cộng đồng người Việt Nam ở Nga, châu Âu mời sang đó làm các lễ như cúng trạch, gia tiên…, bởi uy tín cũng như tâm huyết với nghề của ông

Pháp sư Hùng cho biết, tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn được người Việt Nam cúng trong vòng một tháng, tuỳ gia đình, tuỳ địa phương khác nhau mà cúng, chứ không ấn định một ngày chung để làm lễ.

Ông Hùng chia sẻ thêm, tháng cô hồn là một tín ngưỡng trong văn hoá Việt Nam từ rất xa xưa, dân gian truyền nhau những điều cấm kỵ mà cho đến bây giờ, hầu như người nào cũng biết, nhất là người lớn, các bậc cao tuổi, thậm chí còn có những câu chuyện thú vị, mang đầy sắc thái bí ẩn về thời gian này trong năm.

Nhưng trong tháng này, tin hay không tin thì tốt nhất vẫn nên theo cân ngạn ngữ của người Việt Nam: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” để tránh xui xẻo cho bản thân và cho gia đình, bạn bè.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tổ tiên của chúng ta đã đúc kết nên 18 điều cấm kỵ sau đây mà mọi người không nên làm trong tháng 7- tháng cô hồn

1. Vào tháng này, người ta đều kiêng không làm những việc đại sự như làm nhà, cưới hỏi, chuyển nhà, mua xe…vì cho rằng cuộc sống sau này dễ gặp nhiều tai ương.

2. Không treo chuông gió ở đầu giường vì nó làm giấc ngủ không ngon, thậm chí trong phong thủy, người ta coi chuông gió là vật có khả năng thu hút người âm.

3. Không phơi quần áo vào ban đêm, bởi quần áo sẽ thu hút năng lượng cực âm của màn đêm và đem lại rủi ro cho người mặc.

4. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó. Càng không nên tự ý chặt cây có gốc to lâu năm hoặc cây đa, cây đề.

5. Không giẫm đạp lên tro bụi tiền vàng mã: Vàng mã là tế phẩm cho cõi Âm, khi đốt cháy, các vong linh sẽ tụ tập xung quanh để thưởng thập. Nếu bạn nhảy, giẫm lên tro của vàng mã thì là xâm phạm với các vong linh, bạn sẽ không thể tránh khỏi xui xẻo.

6. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên tụ tập ở những chỗ ấy.

7. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.

8. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế. Tuyệt đối không được cúng những đồ ăn mặn. Nếu cúng mặn có nghĩa là khơi dậy “tham, sân, si” có thể làm cho âm phần dữ tợn hơn nữa.

9. Không được tùy tiện đốt giấy tiền hay vàng mã vì người ta quan niệm như vậy sẽ tạo cơ hội cho ma quỷ đến.

10. Không nên động thổ, nhập trạch trong tháng cô hồn.

11. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

Ông Hùng cho biết thêm, ngoài những điều cấm kỵ trong tháng này, chúng ta cũng nên làm những việc như đi chùa lễ Phật, thăm nom phần mộ người thân, không nên tranh cãi, gây xung đột… Tất cả chỉ quy về một mối, đó là để tránh xui xẻo trong tháng này, chúng ta nên tích cực làm việc thiện, đó còn làm cho cái tâm của chúng ta được thanh thản.

Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo.

Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn