Cận cảnh dự án nhà ga Bình Triệu 'đắp chiếu' hơn 2 thập kỷ

Đời sốngThứ Năm, 29/06/2023 07:26:04 +07:00
(VTC News) -

Sau nhiều năm quy hoạch, dự án nhà ga Bình Triệu (TP Thủ Đức, TP.HCM) vẫn chưa được triển khai, khiến cuộc sống của 3.200 hộ dân rơi vào cảnh khốn khổ.

Dự án ga đường sắt Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức), được duyệt quy hoạch từ năm 2002 với diện tích khoảng 41 ha. Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, ga Bình Triệu là ga khách kỹ thuật phía Bắc TP.HCM.

Dự án ga đường sắt Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức), được duyệt quy hoạch từ năm 2002 với diện tích khoảng 41 ha. Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, ga Bình Triệu là ga khách kỹ thuật phía Bắc TP.HCM.

Tuy nhiên, sau nhiều năm quy hoạch, dự án vẫn chưa được triển khai khiến cuộc sống của khoảng 3.200 hộ dân với hơn 15.000 nhân khẩu khốn khổ.

Tuy nhiên, sau nhiều năm quy hoạch, dự án vẫn chưa được triển khai khiến cuộc sống của khoảng 3.200 hộ dân với hơn 15.000 nhân khẩu khốn khổ.

Ngày 19/10/2021, Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định ga Bình Triệu là một trong các ga đầu mối hành khách của khu vực TP.HCM và sẽ chuyển đoạn ga Bình Triệu - ga Sài Gòn thành đường sắt đô thị sau khi hoàn thành tuyển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ngày 19/10/2021, Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định ga Bình Triệu là một trong các ga đầu mối hành khách của khu vực TP.HCM và sẽ chuyển đoạn ga Bình Triệu - ga Sài Gòn thành đường sắt đô thị sau khi hoàn thành tuyển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Theo Sở GTVT TP.HCM, UBND thành phố đã nhiều lần kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai ga Bình Triệu theo quy hoạch của Chính phủ nhưng chưa được thực hiện.

Theo Sở GTVT TP.HCM, UBND thành phố đã nhiều lần kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai ga Bình Triệu theo quy hoạch của Chính phủ nhưng chưa được thực hiện.

Do đó, Sở này đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT sớm xúc tiến kế hoạch đầu tư triển khai xây dựng ga Bình Triệu theo quy hoạch. Trong đó, Bộ GTVT có phương án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam hiện hữu đoạn qua địa bàn TP.HCM (dài khoảng 7 km) từ đường đơn thành đường đôi; tổ chức lập quy hoạch chi tiết lại ga Bình Triệu với tinh chất ga khách kỹ thuật phía Bắc, chuyển đoạn ga Bình Triệu - ga Sài Gòn thành đường sắt đô thị.

Do đó, Sở này đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT sớm xúc tiến kế hoạch đầu tư triển khai xây dựng ga Bình Triệu theo quy hoạch. Trong đó, Bộ GTVT có phương án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam hiện hữu đoạn qua địa bàn TP.HCM (dài khoảng 7 km) từ đường đơn thành đường đôi; tổ chức lập quy hoạch chi tiết lại ga Bình Triệu với tinh chất ga khách kỹ thuật phía Bắc, chuyển đoạn ga Bình Triệu - ga Sài Gòn thành đường sắt đô thị.

Ghi nhận của PV VTC News, dự án chưa có sự thay đổi, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân.

Ghi nhận của PV VTC News, dự án chưa có sự thay đổi, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân.

Hiện ga là một bãi đất rộng, chủ yếu để tránh tàu, không còn chức năng đón trả khách hay hàng hóa. Bên trong khu đất có nhiều đường ray cùng những toa tàu cũ kỹ đang đậu.

Hiện ga là một bãi đất rộng, chủ yếu để tránh tàu, không còn chức năng đón trả khách hay hàng hóa. Bên trong khu đất có nhiều đường ray cùng những toa tàu cũ kỹ đang đậu. 

Sát đường ray là con đường đất đá lởm chởm với dãy nhà cấp 4 xập xệ của người dân.

Sát đường ray là con đường đất đá lởm chởm với dãy nhà cấp 4 xập xệ của người dân.

Do khu vực quy hoạch bỏ hoang nên nhiều người dân tận dụng để trồng rau, thả gà... ngay bên trong đường ray.

Do khu vực quy hoạch bỏ hoang nên nhiều người dân tận dụng để trồng rau, thả gà... ngay bên trong đường ray.

Hiện chỉ có một lối đi chính dẫn vào nhà dân trong khu quy hoạch, chiều rộng mặt đường khoảng 5 m nằm song hành với đường sắt.

Hiện chỉ có một lối đi chính dẫn vào nhà dân trong khu quy hoạch, chiều rộng mặt đường khoảng 5 m nằm song hành với đường sắt. 

Trời nắng thì đầy bụi, trời mưa thì ngập, gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân.

Trời nắng thì đầy bụi, trời mưa thì ngập, gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân.

Ông Lê Quang Hải (ngụ khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh) cho biết, từ năm 2002, thành phố thông báo là sẽ thu hồi đất của các hộ dân để thực hiện dự án xây dựng ga Bình Triệu. Tuy nhiên, đã hơn 20 năm nhưng không thấy thực hiện, nhiều lần tại những cuộc họp chính quyền địa phương có đề cập đến việc đền bù giải tỏa nhưng một thời gian lại “im hơi lặng tiếng”.

Ông Lê Quang Hải (ngụ khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh) cho biết, từ năm 2002, thành phố thông báo là sẽ thu hồi đất của các hộ dân để thực hiện dự án xây dựng ga Bình Triệu. Tuy nhiên, đã hơn 20 năm nhưng không thấy thực hiện, nhiều lần tại những cuộc họp chính quyền địa phương có đề cập đến việc đền bù giải tỏa nhưng một thời gian lại “im hơi lặng tiếng”. 

"Vì quyền lợi của mình, người dân cũng nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng chỉ nhận được câu trả lời là đang trong quá trình thực hiện dự án", ông Hải nói.

"Vì quyền lợi của mình, người dân cũng nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng chỉ nhận được câu trả lời là đang trong quá trình thực hiện dự án", ông Hải nói.

Sống gần khu vực ga Bình Triệu đã hơn 25 năm qua, ông Nguyễn Thành Tín (56 tuổi, quê Cần Thơ) cho hay, những năm qua, quy hoạch dự án "treo” làm gia đình ông và những hộ dân khác lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Sống gần khu vực ga Bình Triệu đã hơn 25 năm qua, ông Nguyễn Thành Tín (56 tuổi, quê Cần Thơ) cho hay, những năm qua, quy hoạch dự án "treo” làm gia đình ông và những hộ dân khác lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Ông Tín cho hay, nhà cửa của ông ngày càng xuống cấp. Tuy nhiên ông chỉ dám cải tạo tạm bợ, bởi sợ việc xây dựng, sửa chữa không phù hợp với quy hoạch hoặc phải tháo dỡ sau khi chính quyền tiến hành đền bù, dễ gây lãng phí.

Ông Tín cho hay, nhà cửa của ông ngày càng xuống cấp. Tuy nhiên ông chỉ dám cải tạo tạm bợ, bởi sợ việc xây dựng, sửa chữa không phù hợp với quy hoạch hoặc phải tháo dỡ sau khi chính quyền tiến hành đền bù, dễ gây lãng phí.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Thủ tướng hôm 16/4 tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ GTVT thông tin, dự án nhà ga Bình Triệu, nhà ga Thủ Thiêm và các dự án đường sắt khác được thành phố nhắc tới, thời gian khởi công sẽ sau năm 2025.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Thủ tướng hôm 16/4 tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ GTVT thông tin, dự án nhà ga Bình Triệu, nhà ga Thủ Thiêm và các dự án đường sắt khác được thành phố nhắc tới, thời gian khởi công sẽ sau năm 2025.

"Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, nhiệm kỳ này cần cố gắng tập trung cho phát triển đường bộ. Nội dung chuẩn bị cho các dự án đường sắt sẽ bắt đầu triển khai từ năm sau. Những dự án đường sắt được TP.HCM đề cập sẽ khởi công trong khoảng thời gian từ sau năm 2025 cho đến năm 2030", Bộ trưởng GTVT cho hay.

"Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, nhiệm kỳ này cần cố gắng tập trung cho phát triển đường bộ. Nội dung chuẩn bị cho các dự án đường sắt sẽ bắt đầu triển khai từ năm sau. Những dự án đường sắt được TP.HCM đề cập sẽ khởi công trong khoảng thời gian từ sau năm 2025 cho đến năm 2030", Bộ trưởng GTVT cho hay.

Bộ trưởng GTVT đề nghị, thời gian tới, UBND TPHCM cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương trong quá trình chuẩn bị các dự án đường sắt, tích hợp mạng lưới đường sắt đô thị vào quy hoạch chung thành phố.

Bộ trưởng GTVT đề nghị, thời gian tới, UBND TPHCM cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương trong quá trình chuẩn bị các dự án đường sắt, tích hợp mạng lưới đường sắt đô thị vào quy hoạch chung thành phố.

Ngoài ra, địa phương cần lên kế hoạch xây dựng, vận hành các nhà ga đường sắt gắn với khai thác thương mại, dịch vụ để phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, địa phương cần lên kế hoạch xây dựng, vận hành các nhà ga đường sắt gắn với khai thác thương mại, dịch vụ để phát triển kinh tế - xã hội.

Hoàng Thọ
Bình luận
vtcnews.vn