Bị mạng xã hội tung tin sai lệch, doanh nghiệp phải làm gì để tự bảo vệ mình?

Khoa học - Công nghệThứ Hai, 16/09/2019 08:00:00 +07:00

Bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội với lượng người dùng đông đảo hiện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với các doanh nghiệp.

Tại Việt Nam nói riêng, với 62 triệu người dùng (chiếm 64% dân số), mạng xã hội (MXH) trở thành công cụ marketing vô cùng hiệu quả nhờ tiếp cận được một lượng khách hàng rất lớn trong thời gian ngắn.

Nhưng công cụ này cũng lại được nhiều người sử dụng để làm xấu hình ảnh, gây mất uy tín của các cá nhân hay doanh nghiệp. Cách làm này được coi là khá “hiệu quả” bởi sự lan tỏa thông tin của MXH diễn ra với tốc độ “chóng mặt”.

Có thể thấy, MXH đang trở thành con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp và ngay chính bản thân doanh nghiệp không không thể lường trước được những hậu quả đến từ kênh thông tin này.

Năm 2016, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) bị một tài khoản Facebook đăng tải nội dung sai lệch nhằm hạ bệ uy tín của thương hiệu này.

Cụ thể, “Thương hiệu bia Hà Nội bán cổ phần cho Trung Quốc: Công ty bia Hà Nội chính thức thừa nhận 73% cổ phần công ty đều do Trung Quốc nắm quyền. Sau khi công ty bị bán, công nhân người Việt Nam làm việc cho Công ty bia Hà Nội cũng bị sa thải và thay thế bằng người Trung Quốc. Vừa qua lực lượng chức năng cũng bắt giữ một xe chở men bia Trung Quốc của Công ty bia Hà Nội”.

Chad

MXH giống như “con dao hai lưỡi” với các doanh nghiệp.

Khi nhận được tin này, Habeco liền gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng để xác minh, bảo vệ danh tiếng của mình đồng thời buộc kẻ tung tin bịa đặt kia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tháng 6/2019, Tập đoàn Hải Âu bị chính đối tác cũ đặt điều nói xấu trên MXH. Theo đó, 6/2019, công ty này bất ngờ gửi đến nhiều khách hàng của mình thông báo có nội dung: “Sẽ ngừng hợp tác với Hải Âu kể từ ngày 14/6/2019 với lý do Hải Âu yêu cầu Công ty giảm giá thành sản phẩm bằng cách giảm chất lượng sản phẩm nhưng công ty không đồng ý".

Ngay lập tức, Tập đoàn Hải Âu đã liên hệ với Công ty này để yêu cầu đính chính và công khai xin lỗi nhưng không nhận được sự hợp tác. Tập đoàn này gửi đơn khiếu nại vụ việc đến Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương và các cơ quan báo chí. Theo đó, đơn vị này nhấn mạnh rằng: "Đây là sự bịa đặt trắng trợn đã gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của Tập đoàn Hải Âu".

Cuối cùng, sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, Công ty trên buộc phải thừa nhận rằng nội dung thông báo mà mình gửi tới khách hàng là sai, xin được đính chính và xin lỗi Tập đoàn Hải Âu.

"Tập đoàn đã xây dựng được uy tín hàng đầu trên thị trường từ nhiều năm nay, gắn liền với các sản phẩm chất lượng cao như máy làm đá viên, máy làm kem tươi, tủ cơm công nghiệp… Chúng tôi luôn đặt quyền lợi cùng sự hài lòng của khách hàng lên trên hết", Đại diện của Tập đoàn Hải Âu chia sẻ.

Doanh nghiệp cần tự bảo vệ chính mình

Điều 122 Bộ luật hình sự quy định “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Hành vi đưa thông tin không đúng sự thật về một tổ chức trên trang facebook của mình, trang mạng xã hội có tính chất kết nối, truyền thông tin rộng rãi trên khắp thế giới, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức. Người thực hiện hành vi này biết rõ những thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật mà vẫn thực hiện thì lỗi được xác định là lỗi cố ý. Do vậy, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống theo Điều 122 BLHS.

cong-an-lam-viec-voi-nam-sinh-dai-hoc-tuyen-truyen-chong-dang-va-nha-nuoc

Công an tỉnh Bến Tre xử lý đối tượng thường xuyên tung tin đồn thất thiệt trên MXH

Bên cạnh đó, hành vi đưa thông tin sai sự thật lên MXH, bôi nhọ doanh nghiệp còn có thể vi phạm Nghị định số 174/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Tổ chức, cá nhân bị đưa thông tin sai sự thật có thể trình báo với cơ quan Công an để tiến hành điều tra, xác minh sự việc và nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án hình sự. Tổ chức, cá nhân cũng có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người đăng thông tin sai sự thật chấm dứt hành vi đăng tin sai sự thật, bồi thường thiệt hại, cải chính thông tin.

Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT nhằm đẩy mạnh hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và MXH. Điểm mới tại Thông tư là trang tin điện tử tổng hợp và MXH phải có cơ chế loại bỏ nội dung vi phạm.

Đối với MXH, phải có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Như vậy, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị dưa thông tin sai sự thật có quyền yêu cầu đơn vị chủ quản các MXH loại bỏ thông tin sai phạm.

Quốc Minh
Bình luận
vtcnews.vn