Bệnh viện nào từng bị máy bay Mỹ ném hơn 100 quả bom?

Tin tứcThứ Ba, 16/01/2024 08:03:30 +07:00
(VTC News) -

Năm 1972, bốn lần máy bay B52 Mỹ ném bom hủy diệt bệnh viện này, nhiều cán bộ y tế đã anh dũng hy sinh khi đang cứu chữa bệnh nhân.

Bệnh viện nào từng bị máy bay Mỹ ném hơn 100 quả bom? - 1

1. Bệnh viện nào từng bị máy bay Mỹ ném hơn 100 quả bom?

  • A

    Bệnh viện Đa khoa Saint Paul (Xanh Pôn)

  • B

    Bệnh viện K

  • C

    Bệnh viện Bạch Mai

    Kỷ yếu của Bệnh viện Bạch Mai ghi lại: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc, Bệnh viện Bạch Mai - trung tâm y tế và y học lớn nhất miền Bắc nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công của Mỹ.
    Trong ngày 19/12/1972, đúng 12h5, máy bay Mỹ ném 4 quả bom phá vào Bệnh viện Bạch Mai. Tiếp theo, đến ngày 21/12/1972, rồi từ 3h30 sáng đến 3h45 sáng ngày 22/12/1972 tại khu vực bệnh viện, Mỹ ném hơn 100 quả bom đủ các cỡ, phá hủy phần lớn bệnh viện, gây ra tội ác man rợ.

  • D

    Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Bệnh viện nào từng bị máy bay Mỹ ném hơn 100 quả bom? - 2

2. Giai đoạn khó khăn này, ai giữ chức vụ giám đốc bệnh viện?

  • A

    GS.TS Đỗ Doãn Đại

    GS.TS Đỗ Doãn Đại tiếp quản Bệnh viện Bệnh Mai từ năm 1969 khi bệnh viện mới từ nơi sơ tán trở về Hà Nội. Thời kỳ đó, ông còn kiêm chức Hiệu phó trường Đại học Y Hà Nội.
    Bệnh viện Bạch Mai cũng là cơ sở thực hành, thực tập của sinh viên y khoa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế nên ông và các đồng nghiệp phải mất vài năm để xây dựng, tổ chức lại các khoa, thành lập thêm đơn vị mới, ổn định đội ngũ cán bộ. 
     GS.TS Đỗ Doãn Đại giữ chức vụ quản lý bệnh viện đến năm 1983. 

  • B

    GS.TS Trần Quỵ

  • C

    PGS.TS Trần Thúy Hạnh

  • D

    BS Trần Quốc Đô

Bệnh viện nào từng bị máy bay Mỹ ném hơn 100 quả bom? - 3

3. Bệnh viện Bạch Mai thành lập năm bao nhiêu?

  • A

    Năm 1901

  • B

    Năm 1911

    Tiền thân của Bệnh viện Bạch Mai là nhà thương Cống Vọng được thành lập năm 1911, với nhiệm vụ thu nhận và điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Từ cái nôi nhà thương Cống Vọng đã hình thành thế hệ những người thầy thuốc Việt Nam yêu nước.
    Họ là những người nhanh chóng nắm bắt, làm chủ kiến thức Tây y mới mẻ trong điều trị bệnh cho nhân dân.
    Đến năm 1935, Bệnh viện mang tên René Robin, được mở rộng và trở thành cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương. Năm 1945, bệnh viện được đổi san tên Bệnh viện Bạch Mai.

  • C

    Năm 1921

  • D

    Năm 1931

Bệnh viện nào từng bị máy bay Mỹ ném hơn 100 quả bom? - 4

4. Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong cả nước được công nhận bệnh viện đặc biệt, đúng hay sai?

  • A

    Đúng

    Với chiều dày lịch sử hơn một thế kỷ, Bệnh viện Bạch Mai phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
    Đến nay, Bệnh viện Bạch Mai trở thành bệnh viện đa khoa đầu ngành của cả nước, đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế. Năm 2006, Bệnh viện được Bộ Y tế công nhận “Bệnh viện đặc biệt” - bệnh viện đầu tiên trong cả nước được nhận danh hiệu cao quý.
    Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, cả nước còn 4 bệnh viện đặc biệt: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

  • B

    Sai

Bệnh viện nào từng bị máy bay Mỹ ném hơn 100 quả bom? - 5

5. Bệnh viện Bạch Mai nằm trên tuyến phố nào của Hà Nội?

  • A

    Trường Chinh

  • B

    Bạch Mai

  • C

    Giải Phóng

    Bệnh viện Bạch Mai nằm tại số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nằm ngay tại tuyến đường huyết mạch Giải Phóng, nơi tập trung dân cư đông đúc. Không những thế xung quanh còn có nhiều bệnh viện lớn khác.

  • D

    Phố Vọng

Bệnh viện nào từng bị máy bay Mỹ ném hơn 100 quả bom? - 6

6. Bệnh viện Bạch Mai từng là nơi chữa bệnh truyền nhiễm miễn phí, đúng hay sai?

  • A

    Sai

  • B

    Đúng

    Theo nội dung cuốn sách ảnh 100 năm Bệnh viện Bạch Mai (1911-2011), cuối năm 1910, người Pháp đã quyết định xây một cơ sở dành cho bệnh nhân bị các bệnh truyền nhiễm ở Cống Vọng, nhằm tránh các bệnh truyền nhiễm lây lan vào khu vực binh lính Pháp.
    Dân gian gọi tên đơn giản là Nhà thương Cống Vọng, hoạt động dưới hình thức nhà thương làm phúc (miễn phí chữa trị). 
    Theo tác giả Claude Bourrin, trong cuốn Sự vật và con người ở Đông Dương 1898-1908 (Choses et gens en Indochine 1898-1908), xuất bản bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn năm 1940, cho biết, năm 1903, khi Hà Nội có đợt dịch hạch mà các bệnh nhân và người nghi nhiễm bệnh được tập trung cách ly tại Văn Miếu. Vấp phải sự phản đối của nhân dân và nhân sĩ Hà Nội, chính quyền thuộc địa dự kiến chuyển khu cách ly về một khu đất tại Bạch Mai.
    Tuy nhiên, cơn bão lớn đổ bộ vào Hà Nội giữa năm 1903 làm hư hại cơ sở hạ tầng khu cách ly tại Bạch Mai và việc cách ly bệnh nhân vẫn tiếp tục ở Văn Miếu cho đến khi hết dịch. Đến năm 1928, số lượng bệnh nhân ngày càng đông mà Nhà thương Cống Vọng chỉ có 134 giường, chủ yếu để điều trị các bệnh lây.
    Do đó, Thống sứ Bắc kỳ là René Robin quyết định cho xây lại Nhà thương Cống Vọng - Bạch Mai. Việc xây dựng đến năm 1935 thì hoàn thành và bệnh viện được đặt tên là Bệnh viện René Robin – tên vị nguyên Thống sứ lúc này đã là Toàn quyền Đông Dương. Theo hình ảnh trong cuốn sách ảnh, bệnh viện gồm các dãy nhà sàn bê tông một tầng, lợp ngói tây.

NHƯ LOAN
Bình luận
vtcnews.vn