'Ác mộng' hạt nhân xuất hiện thế nào?

Thế giớiThứ Hai, 13/06/2016 15:15:00 +07:00

Không phải những quả tên lửa đạn đạo liên lục địa khổng lồ, những tên lửa hành trình tinh vi mà các đầu đạn hạt nhân hình nón dài chỉ 1,5m mới là 'kẻ' reo rắc cơn ác mộng hạt nhân.

Với sức công phá lên đến 300 kiliton, những vũ khí mạnh nhất thế giới có kích thước khiêm tốn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của nhiều người.

2

Bản sao của Tsar-Bomb, quả bom hạt nhân lớn nhất thế giới của Liên Xô

Bên trong thiết kế hình nón dài khoảng 1,5m đó, các đầu đạn hạt nhân có bộ phận điều khiển chỉ nhỏ bằng lon nước với một số nhiệm vụ nhất định.

Nhiệm vụ của nó là kích nổ đầu đạn hạt nhân ở một thời điểm thích hợp. Phát nổ ở độ cao 1.200m là vị trí tối ưu để tạo ra lượng sóng xung kích lớn nhất của đầu đạn hạt nhân chứ không phải ngay trên mặt đất như nhiều người vẫn nghĩ.

3

B-61, bom hạt nhân lâu đời nhất trong kho vũ khí Mỹ

Bộ phần này còn có chức năng giám sát khí nén hoặc thuốc nổ và kiểm soát sự ổn định về nhiệt độ của plutonium, có thể nóng lên dù trong trạng thái tĩnh.

Ngoài ra, trong cấu trúc hình nón của đầu đạn còn có mạng lưới cung cấp điện và bảo vệ xung điện từ. Tất cả các thiết bị này được đặt trên một cấu trúc giảm xóc, gắn kèm vào hệ thống khung vững chắc và được phủ một lớp vật liệu cách nhiệt rất dày.

6

Một vụ thử hạt nhân ở Nevada, Mỹ năm 1951

Khi báo động chiến đấu, đầu đạn sẽ được gắn với kíp nổ và một số thiết bị khác. Việc đặt các đầu đạn như vậy trong ống phóng hay bệ phóng di động rất nguy hiểm, chính vì thế, đầu đạn hạt nhân chỉ được gắn vào tên lửa khi đã quyết định phóng.

Các quá trình này diễn ra từng bước, cẩn trọng và được hỗ trợ bởi các thuật toán phức tạp dựa trên các điều kiện cơ bản là sự di chuyển của mục tiêu và sự kiểm soát quá trình phóng. Bất kỳ yếu tố nào có hiện tượng sai lệch với các giá trị tính toán thì quá trình chuẩn bị sẽ bị ngừng ngau lập tức.

Video tàu ngầm Nga phóng tên lửa đạn đạo

Mặc dù chuẩn bị rất lâu, tỉ mỉ nhưng vụ nổ hạt nhân chỉ diễn ra trong nháy mắt. Bay với tốc độ cao và phát nổ, tất cả sức mạnh bên trong đầu đạn hạt nhân sẽ chuyển thành ánh sáng, lửa, bức xạ và sóng xung kích với một sức mạnh đáng sợ.

Bình luận
vtcnews.vn