7 động vật kỳ dị mới được phát hiện

Kinh tếThứ Ba, 05/08/2014 06:55:00 +07:00

(VTC News) - Không chỉ có hình dáng cơ thể kỳ dị chúng còn là những loài rất hiếm mà không phải ai cũng may mắn được nhìn thấy.

(VTC News) - Không chỉ có hình dáng cơ thể kỳ dị chúng còn là những loài rất hiếm mà không phải ai cũng may mắn được nhìn thấy. 

1. Loài động vật có tên dài nhất
Loài ruồi này có tên khoa học là Parastratiosphecomyia stratiosphecomyioides. Nó không có ngoại hình quá kỳ lạ nhưng lại có một cái tên có một không hai. Tên của nó được ghi nhận là loài động vật có tên khoa học dài nhất tính đến nay và được đặt bởi nhà khoa học  B. Dybowski từ năm 1927.

Ban đầu cái tên này không nhận được nhiều sự ủng hộ của giời khoa học vì nó quá dài và khó phát âm. Tuy nhiên đến nay cái tên này vẫn được dùng vì ngoài B. Dybowski không ai nghĩ ra được cái tên khác ngăn hơn đặt cho nó.

2. Hải cẩu đội mũ
Hải cẩu đội mũ có tên khoa học là Hooded seal và chỉ được tìm thấy ở Bắc Đại Tây Dương. Nó là một loài quý hiếm, số cá thể hiện nay trên trái đất còn lại không quá 100 con. Sở dĩ hải cẩu đội mũ có tên như vậy là vì đầu chúng có một cái u khá lớn kéo dài xuống đến nửa mặt.
Thực chất đây không phải một u thịt thừa mà nó chính là bàng quang của hải cẩu mũ đực trưởng thành. Tuy bàng quang có vị trí hơi kỳ lạ nhưng nó không hề ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này. 

3. Rồng biển
Rồng biển hay hải long thực ra là một loài cá nước mặn. Tuy nhiên chúng có hình dáng khá lạ và cũng rất bắt mắt. Trên cơ khắp cơ thể chúng được bao phủ bởi rất nhiều những cái vây có hình như những chiếc lá cây.

Theo các nhà khoa học, những chiếc vây này không có tác dụng giúp rồng biển di chuyển. Mà nó chỉ có tác dụng giúp rồng biển ngụy trang khi gặp kẻ thù. Những chiếc vây này giống lá cây đến nỗi, nếu một con rồng biển đứng yên không động đậy. Thì trông chúng không khác gì một cái cây dưới đáy đại dương.

4. Giun ống kem
Giun ống kem thuộc họ giun nhiều tơ và có tên khoa học là Lagis koreni.Chúng được tìm thấy nhiều nhất tại các vùng biển thuộc Châu Âu. Giun ống kem đặc biệt ở chỗ là toàn bộ cơ thể của được chúng được giấu trong một cái ống hình nón hẹp. 

Giun ống kem trưởng thành có kích thước khá nhỏ chỉ dài khoảng 2,5cm. Chúng có màu hồng nhạt, cơ thể thậm chí còn có màu óng ánh. Chúng hô hấp bằng mang như cá chứ không hô hấp bằng da vì toàn bộ phần da trên cơ thể đều đã nằm gọn trong ống.

Theo các nhà khoa học chiếc ống này giúp chúng bảo vệ được phần cơ thể khá mềm và yếu ớt của mình.

5. Cá rồng
Cá rồng chỉ dài khoảng 16cm nhưng chúng có hình thì khá dữ tợn. Nổi bật nhất là chúng có bộ hàm lớn với những chiếc răng dài và sắc nhọn. Hơn nữa cá rồng còn có khả năng phát sáng cơ thể. Một cách để thu hút sự chú ý của con mồi. 
Khi con mồi nào chẳng may bị đánh lừa và bơi đến gần thì cá rồng sẽ tung ra một đớp nhanh gọn. Cú đớp của cá rồng rất mạnh và với hàm rang sắc nhọn sẽ khiến con mồi có thể tử vong ngay lập tức. 

6. Trùng Zombie
Trùng Zombie hay còn được gọi là sâu ăn xương và thuộc họ giun nhiều tơ. Trùng Zombie sống ở đáy các vùng biển sâu với sở thích ăn xương cá voi rất kỳ lạ. Chúng thường tìm đến các bộ xương cá voi sau đó đục sâu vào bên trong để hút chất dinh dưỡng.
Trùng Zombie không có miệng và dạ dày. Chúng tiêu hóa được thức ăn là dựa vào một loài vi khuẩn sống cộng sinh trong người chúng. Vì không có miệng nên chúng chỉ có thể tiết ra axit nhằm làm tan chảy phần vỏ ngoài của xương cá coi.  

7. Cá nhám phơi nắng - basking shark
Cá nhám phơi nắng là loài cá lớn thứ hai thế giới sở hữu cái miệng rộng ngoác đáng sợ nhưng cá nhám phơi nắng thật ra khá hiền lành, chúng chỉ ăn những loài cá nhỏ hay động vật không xương. Ban ngày, nó ở dưới vùng nước sâu, chỉ đến đêm mới nổi lên gần mặt nước để săn mồi. Chỉ có 58 con cá mập miệng rộng được con người tìm thấy.
Kể từ lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1976, đến nay chỉ có 58 con cá mập miệng rộng được tìm thấy. Năm 2009, ngư dân tỉnh Sorsogon, Philippines vô tình bắt được con cá mập miệng rộng nhưng sau đó đã họ đã xẻ thịt và ăn nó.

Minh Hiếu

Bình luận
vtcnews.vn