4 nghiên cứu khoa học ngớ ngẩn nhất

Kinh tếThứ Bảy, 22/06/2013 06:21:00 +07:00

(VTC News) - Lắm lúc thay vì phục vụ mục tiêu nghiên cứu cuộc sống, các nhà khoa học lại dùng tài năng của mình để giải đáp những câu hỏi nặng tính... vô dụng

(VTC News) - Lắm lúc thay vì phục vụ mục tiêu nghiên cứu cuộc sống, nhiều nhà khoa học lại dùng tài năng của mình để giải đáp những câu hỏi nặng tính... vô dụng.


1. Quay đầu khi chơi rock là có hại

Lần sau khi bạn nghe nhạc bốc lửa thì nhớ đừng quay cuồng đầu bởi khoa học đã chứng minh quay đầu khi chơi rock là có hại

Fan nhạc rock chú ý! 
Declan Patton và Andrew McIntosh, hai nhà khoa học từ trường đại học New South Wales, sau khi đến xem một buổi nhạc rock đã đặt câu hỏi về mối nguy hiểm của hành động quay đầu cuồng nhiệt. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, hai nhà khoa học khám phá là khi "quay cuồng", đầu của fan nhạc rock di chuyển hơn 75 độ, đủ để gây nguy hiểm cho cổ và một ít tổn thương não.

Lời khuyên của khoa học? "Chỉ nên quay đầu theo những bài hát có nhịp độ dưới 120 nhịp/phút. Những bài hát quá mạnh thì chỉ nên quay hai nhịp/lần. Nên đeo bảo vệ cổ để tránh chấn thương."

2. Ma túy có hại cho động vật

Khi chất ma túy LSD được tiêm vào con người, chủ thể trở nên hoang mang, hoảng sợ và hung hãn. Tiêm quá liều có thể dẫn đến cái chết.

Vậy nếu một con vật khổng lồ như voi được chích LSD thì sao?

Năm 1960, trên thế giới xảy ra nhiều vụ các con voi đực bỗng trở nên hung hãn và tấn công người. Nhà khoa học Warren Thomas đã quyết định tìm câu trả lời. Ông thử nghiệm tái tạo lại trạng thái hung hãn của voi bằng cách tiêm cho một con voi... 1,5 triệu liều LSD. Nên nhớ, chỉ 1 liều LSD là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh người!

Kết quả là con voi "giật mình điên dại và phát cuồng, hai chân sau của nó run rẩy đập mạnh vào nhau". Hai tiếng sau, con voi lăn ra chết.

Kết luận khoa học của Warren là "Ma túy LSD có ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh của voi. Thí nghiệm này cũng cho thấy quá liều LSD có thể dẫn tới cái chết cho chủ thể". Thật sao?

3. Chuột không hiểu tiếng Nhật nói ngược

Nếu thử nghe một đoạn hội thoại ngược lại, liệu bạn có hiểu gì không?

Câu trả lời chắc là "không". Khoa học đã chứng minh rằng, giống như con người, loài chuột cũng... không hiểu khi nghe tiếng Nhật tua ngược lại.

Năm 2000, sau khi chứng minh được rằng loài chuột có thể cảm nhận được sự khác âm giữa tiếng Hà Lan và tiếng Nhật, nhà khoa học Juan Toro đã quyết định đi một bước xa hơn nữa bằng cách thử cho chuột nghe hai ngôn ngữ này ngược lại.

Kết luật là "Âm thanh khi tua ngược lại đã bị khác đi nhiều tới mức con chuột không thể phân biệt được tiếng Hà Lan hay tiếng Nhật."

4. Đi tất ngoài giầy giảm trơn trượt trên băng


Có lý do để... đi tất ngoài giày 
Nếu có bao giờ phải đi bộ qua bề mặt băng trơn trượt, bạn nhớ cởi tất ra và đi vào ngoài giày!

Các nhà khoa học New Zealand đã thực hiện một nghiên cứ để khám phá xem liệu đi tất ngoài giày có giúp tăng độ ma sát.

Sau khi thí nghiệm với 29 tình nguyện viên, trong đó 2/3 đã từng bị ngã khi đi bộ trên băng, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng "đi tất ngoài giầy giúp giảm đáng kể khả năng bị trơn ngã".

Mặt trái duy nhất của ý tưởng thiên tài này là "Các đối tượng nghiên cứu đã cho biết về cảm giác xấu hổ khi đi tất ngoài giày".

Minh Hà

Bình luận
vtcnews.vn