Vì sao tỉ lệ thất nghiệp của người gốc Á tại Mỹ tăng?

Thời sự quốc tếThứ Sáu, 02/10/2020 08:13:18 +07:00
(VTC News) -

Theo dữ liệu thống kê tại Mỹ, tỉ lệ mất việc làm của người gốc Á tại Mỹ đã gia tăng mạnh kể từ khi dịch COVID-19 tấn công nước này hồi tháng 2 năm nay.

Theo dữ liệu của USAFacts và Cục Thống kê Lao động Mỹ, việc làm của người Mỹ gốc Á đã bị ảnh hưởng nặng nề kể từ tháng 2, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi từ 16 đến 24. Theo đó, số người trong độ tuổi này đã tăng 300%.

Cũng theo dữ liệu về người thất nghiệp tại Mỹ, tình trạng thất nghiệp kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra còn ảnh hưởng đến những người da trắng và người gốc Tây Ban Nha trẻ tuổi, trong đó người Mỹ gốc Phi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo USAFacts, trong tháng 8, nam giới Mỹ gốc Á trong độ tuổi từ 16 đến 24 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp là 22,1% so với 5,5% trong tháng 2, trong khi tỉ lệ này ở nữ giới là 20,3% so với so với 7,4%. Cùng khoảng thời gian này, tỉ lệ thất nghiệp của người da trắng trẻ tuổi ở Mỹ khoảng 12%, đối với người Mỹ gốc Tây Ban Nha là 15% với và đối với người da đen 24%.

Vì sao tỉ lệ thất nghiệp của người gốc Á tại Mỹ tăng? - 1

Nhiều người Mỹ gốc Á mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. (Ảnh: CNN)

Theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp ở mọi lứa tuổi lao động ở trong tháng 8 là 7,3% đối với người da trắng, 10,5% đối với người Mỹ gốc Tây Ban Nha, 10,7% đối với người Mỹ gốc Á và 13,0% đối với người da màu.

Olivia Martin, một nhà phân tích dữ liệu của nhóm USAFacts cho biết: “Con số này thực sự tăng vọt. Đó là điều bất thường”. Còn Marlene Kim, nhà kinh tế lao động tại Đại học Massachusetts ở Boston, cho hay: “Đó là một cơn bão tồi tệ. Họ đang làm sai ngành nghề trong thời điểm COVID-19. Trước đại dịch, những công việc này vẫn ổn định nhưng giờ thì không”.

Ngành nghề mà người Mỹ gốc Á có tỉ lệ thất nghiệp cao, bị ảnh hưởng bởi COVID-19 tập trung trong lĩnh vực du lịch và giải trí, chơi game, công nghiệp nhẹ và chăm sóc cá nhân.

Kể cả trong những ngành nghề tồn tại và phát triển tốt trong mùa dịch thì người gốc Á cũng khó kiếm được một công việc tốt. Trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống như tại cửa hàng tạp hóa và rượu, người Mỹ gốc Á thường trở thành đầu bếp, bồi bàn và người giao hàng.

Tương tự, những người gốc Á làm trong lĩnh vực giáo dục như giảng dạy trong các trường đại học ở Mỹ cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng nghỉ học của học sinh.

Theo các chuyên gia phân tích, sự phân biệt đối xử cũng đóng một vai trò lớn khiến cho tình trạng thất nghiệp của người gốc Á tại Mỹ gia tăng. “Đã có sự gia tăng về phân biệt đối xử của chính quyền Mỹ, nhất là khi Tổng thống Trump liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc vì đại dịch COVID-19”, Kent Wong, Giám đốc một trung tâm nghiên cứu lao động tại Đại học California, nói.

Theo STOP AAPI Hate, một tổ chức cộng đồng theo dõi về sự phân biệt đối xử, có hơn 2.100 vụ việc phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Á liên quan đến COVID-19 đã được báo cáo trên toàn quốc từ tháng 3 đến tháng 6.

Cũng theo STOP AAPI Hate, người Mỹ gốc Á tập trung nhiều ở California và New York, những nơi có tỷ lệ nhiễm bệnh và chết vì COVID-19 cao nhất tại Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, sự tập trung của người gốc Á tại những nơi này không phải là một sự tình cờ. Người Trung Quốc và người gốc Á khác ban đầu định cư ở các khu vực trồng trọt và chăn nuôi gia súc ở phía Tây và Trung Tây nước Mỹ, song sau đó bị đẩy ra khỏi các khu vực này.

Các chuyên gia lao động cho biết, một yếu tố nữa là người châu Á được giáo dục tốt hơn mong muốn tìm kiếm các công việc mới. Điều đáng nói là theo thống kê thất nghiệp của Mỹ, những người ngừng tìm kiếm việc làm sau 4 tuần được coi là đã rời khỏi lực lượng lao động, điều này có thể làm tăng số lượng người Mỹ gốc Á thất nghiệp ở nước này.

Ngoài ra, nhiều người trong cộng đồng người gốc Á cũng có xu hướng kinh doanh riêng.

Các chuyên gia cho rằng, có thể mất nhiều năm để người Mỹ gốc Á quay trở lại làm việc ở những công việc trước đây khi người tiêu dùng suy nghĩ lại về nhu cầu sử dụng nhà hàng, khách sạn, hoạt động xe buýt du lịch, bác sĩ vật lý trị liệu và tiệm làm móng… sau đại dịch COVID-19.

Kông Anh(Nguồn: SCMP)
Bình luận
vtcnews.vn