Bộ sưu tập 2000 lớp da người: Tiến sĩ giúp dân nghèo xăm hình rồi lấy da khi mất

TrẻThứ Sáu, 18/03/2022 16:30:00 +07:00

Đại học Tokyo chứa đựng vô vàn điều đặc biệt, một trong số đó có thể kể đến những tấm da có những hình xăm đặc sắc từ người chết.

Ở những quốc gia khác nhau, việc xăm mình lại mang nhiều ý nghĩa và đặc trưng khác nhau. Trong đó, tại Nhật Bản, nghệ thuật xăm mình được xem là một nét văn hoá phụ mang tên irezumi với hoạ tiết độc đáo và hình ảnh mang nét riêng biệt. 

Bộ sưu tập 2000 lớp da người: Tiến sĩ giúp dân nghèo xăm hình rồi lấy da khi mất - 1

 

Nhiều chi tiết của irezumi được tìm thấy trên trang phục truyền thống Nhật Bản, thường là các bộ yukata. Theo đó, bác sĩ Masaichi Fukushi đã thành lập một bảo tàng để trưng bày những bộ da người có in hoạ tiết irezumi.

Bộ sưu tập 2000 lớp da người: Tiến sĩ giúp dân nghèo xăm hình rồi lấy da khi mất - 2

 

Được biết, bác sĩ Fukushi bắt đầu nghiên cứu về hình xăm cơ thể người từ năm 1970. Điều ông quan tâm nhất thời điểm ấy chính là những bộ da người và ông đã sẵn sàng bỏ tiền cho mọi người để họ hiến da sau khi chết. 

Ông tài trợ cho những người đang xăm dang dở mà hết kinh phí. Tuy nhiên, đổi lại, sau khi chết lớp da có hình xăm của họ phải thuộc về ông. Nhiều người đã chấp nhận lời đề nghị này của Fukushi còn hơn là sống trong nhục nhã vì trên cơ thể có hình xăm chưa hoàn thiện.

Bộ sưu tập 2000 lớp da người: Tiến sĩ giúp dân nghèo xăm hình rồi lấy da khi mất - 3

 

Nguồn cảm hứng để Fukushi thực hiện bộ sưu tập này đến trong lúc ông thực hiện nghiên cứu về các nốt ruồi trên da vào năm 1907. Ông phát hiện mình thấy được sự di chuyển của các sắc tố của nốt ruồi dễ dàng hơn trên lớp da xăm trổ. Sau đó, ông khám phá ra rằng việc xăm bằng kim có thể ngăn bệnh giang mai tái phát. Từ những phát hiện liên tục này, ông đã bắt đầu nảy sinh hứng thú với nghệ thuật xăm mình.

Năm 1920, khi bác sĩ Fukushi làm việc tại “Bệnh viện tưởng niệm Mitsui” tại thị trấn Tokyo, nơi dành cho những người có tầng lớp nghèo trong xã hội Nhật Bản đến khám bệnh, ông đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều người xăm mình, những người giúp đỡ ông trong sự nghiệp nghiên cứu của mình.

Bộ sưu tập 2000 lớp da người: Tiến sĩ giúp dân nghèo xăm hình rồi lấy da khi mất - 4

 

Fukushi sử dụng hai phương pháp bảo quản đó là bảo quản khô và bảo quản ướt. Cơ thể người hiến sẽ được lột da, lọc sạch mô và dây thần kinh, sau đó kéo dãn ra và phơi khô. Phần da sau đó co lại, nhăn nheo, lúc này có thể sử dụng một số chất hoá học để phục hồi tại phần rìa của bộ da. Với phương pháp ướt, làm tương tự nhưng ngâm bộ da trong glycerin hoặc formalin alcohol.

Bộ sưu tập 2000 lớp da người: Tiến sĩ giúp dân nghèo xăm hình rồi lấy da khi mất - 5

 

Theo ghi chép, ông từng sưu tầm tới 2.000 bộ da người có hình xăm và chụp lại 3.000 bức ảnh về chúng. Tuy nhiên, trong thời chiến tranh năm 1945, phần lớn các bộ da đã bị phá huỷ hoặc thất lạc. Bên cạnh đó, một số cũng bị mất trong thời điểm bác sĩ chuyển đến Mỹ sống. Khi ấy, ông đã để các bộ da vào một vali khi tới thành phố Chicago nhưng chiếc vali sau đó đã bị đánh cắp. 

Hiện nay, chỉ còn khoảng 105 bộ da nguyên vẹn được lưu trữ tại Bảo tàng Bệnh học Y khoa của Đại học Tokyo.

Bộ sưu tập 2000 lớp da người: Tiến sĩ giúp dân nghèo xăm hình rồi lấy da khi mất - 6

 

Bộ sưu tập 2000 lớp da người: Tiến sĩ giúp dân nghèo xăm hình rồi lấy da khi mất - 7

 

Mặc dù những gì vị bác sĩ từng làm có thể khá "rùng rợn" đối với người nghe nhưng ông vẫn là một nhân vật được kính trọng. Đặc biệt, mọi người hiến da cho ông hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, cho phép bác sĩ và con trai ông là ông Katsunari Fukushi bảo tồn nghệ thuật của họ sau khi qua đời.

Cersei(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn