Bộ trưởng BNG trả lời báo chí trong nước, quốc tế

Thời sự quốc tếThứ Bảy, 24/07/2010 08:00:00 +07:00

(VTC New) - Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã có cuộc gặp mặt báo giới để tổng kết kết quả của Hội nghị AMM 43 và trả lời câu hỏi phỏng vấn của phóng viên.

(VTC News) - Sau khi chủ trì phiên bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM 43) và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã có cuộc gặp mặt báo giới để tổng kết kết quả của Hội nghị và giải đáp các thắc mắc của phóng viên trong và ngoài nước về những vấn đề quốc tế quan trọng.

Tin tức liên quan đến hội nghị AMM-43 đã diễn ra tại Hà Nội

 Nhật đầu tư 5,75 tỷ USD cho dự án "Thập kỷ Mekong xanh"
Gần 1000 nhà báo VN và quốc tế đưa tin Hội nghị AMM-43
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu khai mạc AMM-43
Chính thức khai mạc hội nghị AMM 43 tại Hà Nội
ASEAN sẽ hòa bình, ổn định, không vũ khí hạt nhân
Hai ngày làm việc với lịch trình dày đặc của bà Hillary
Ngoại trưởng Mỹ Hillary trả lời phỏng vấn báo chí



Sau khi chủ trì phiên bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM 43) và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã có cuộc gặp mặt báo giới. 


Sau năm ngày làm việc căng thẳng, tích cực và khẩn trương, chiều 23/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 43 (AMM 43); Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các nước đối tác (PMC); Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 tại Hà Nội, đã chính thức bế mạc.

Phát biểu trước báo giới, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho biết: “Hội nghị lần này đã diễn ra rất tốt đẹp trong một không khí xây dựng, hiểu biết lẫn nhau và trao đổi rất thẳng thắn giữa các Ngoại trưởng”.

Phó Thủ tướng cũng nêu bật những nội dung được tập trung thảo luận tại các hội nghị lần này bao gồm: đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN; tăng cường hòa bình và ổn định khu vực; đề ra các biện pháp cụ thể nhằm đưa ASEAN hướng về phía trước, biến tầm nhìn thành hành động, xây dựng Cộng đồng ASEAN như lộ trình đã đề ra.

Đánh giá về Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Phó Thủ tướng nhận định: “ARF là một diễn đàn mở, nơi các vị Ngoại trưởng và những nhà lãnh đạo cao cấp có cơ hội được tọa đàm và trao đổi một cách thẳng thắn những vấn đề chung của quốc tế, xu hướng của thời đại cũng như bày tỏ rõ quan điểm và lập trường chính trị của mình.”

Rất nhiều chủ đề nóng, liên quan tới những sự kiện quốc tế quan trọng được các Ngoại trưởng đưa ra trong

Độc giả muốn tra cứu điểm thi ĐH, CĐ 2010 miễn phí, bấm vào đây >> Click here!


Hội nghị lần này như vấn đề bầu cử, dân chủ của Myamar, vụ chìm tàu Cheonan ở Hàn Quốc, vấn đề thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và cùng thảo luận để tìm ra biện pháp tháo gỡ.

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng dành thời gian trả lời phỏng vấn phóng viên của các báo, đài tham gia trong cuộc họp báo này. Sau đây là nội dung chi tiết về cuộc phỏng vấn của báo giới đối với Thủ tướng Phạm Gia Khiêm:



PV Báo Quân đội Nhân dân: Xin Phó Thủ tướng cho biết, trên cương vị Chủ tịch ASEAN thì tại các Hội nghị này, có sự tham gia của rất nhiều nước, trong đó có các cường quốc, VN đã thể hiện vai trò của mình như thế nào và VN đã đề xuất những vấn đề gì tại các Hội nghị này?

Hội nghị AMM 43 chỉ vừa kết thúc và tôi có thể khẳng định rằng các vị Bộ trưởng rất vui và hài lòng. Niềm vui đó không chỉ đơn thuần là về hình thức, chỗ ăn, chỗ ở, phương tiện đi lại mà còn là vì nội dung cũng như kết quả quan trọng mà Hội nghị đã đạt được.

Nội dung của Hội nghị lần này có thể nói là “khổng lồ” với rất nhiều vấn đề được đưa ra tranh luận nhưng cuối cùng chúng ta cũng đạt được sự đồng thuận cao. Tổng quan của Hội nghị lần này có thể thấy, VN đã thể hiện rõ tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đó là rất chủ động, rất tích cực và đầy trách nhiệm.

Chủ động là ngay sau khi nhận cương vị Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan năm ngoái, VN đã chủ động chuẩn bị bộ máy để đón năm ASEAN. Chúng ta đã chủ động đi trước một bước trong việc thành lập ngay Ủy ban Quốc gia về ASEAN, tham khảo ý kiến các nước ASEAN. Chúng ta ưu tiên trong năm 2010 triển khai mạnh vấn đề ASEAN và đưa ASEAN vào cuộc sống trên 3 nhiệm vụ quan trọng: kiện toàn bộ máy ASEAN, tạo hành lang pháp lý cho ASEAN và làm tốt công tác tuyên truyền cho ASEAN.

Chương trình nghị sự của chúng ta đã được các bạn ASEAN đồng tình cao. VN đã lên chương trình và dự báo được những vấn đề “gai góc” của năm 2010, tham khảo ý kiến của các quốc gia khác trong khu vực để khi đưa ra tranh luận đảm bảo đi đến sự đồng thuận. Ví dụ như vấn đề cấu trúc khu vực, CHDCND Triều Tiên, bầu cử Myanmar, bất ổn chính trị Thái Lan.

Thứ hai là tích cực. Khi có việc chúng ta đưa ra bàn luôn và tìm biện pháp tháo gỡ.Thứ ba là chúng ta đầy trách nhiệm. Chúng ta không né tránh khó khăn, vẫn tranh luận và bảo lưu ý kiến nhưng cũng biết lắng nghe ý kiến của các quốc gia khác để tìm ra sự đồng thuận.

Kết quả là chúng ta đã ra được thông báo chung của AMM 43. Đây là việc làm rất khó khăn, để làm sao phản ánh được đúng nội dung của Hội nghị, chỉ cần một đại biểu không đồng ý là quá trình tranh luận lại tiếp diễn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có trí tuệ, có lập luận và cùng chia sẻ.

Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh và Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã cùng tham gia cuộc họp báo chiều ngày 23/7.  
Rất nhiều phóng viên trong nước và quốc tế có mặt để đưa tin về sự kiện này 

PV Morning Post: Xin hỏi Phó Thủ tướng, liệu cho tới thời điểm này, VN có đủ tự tin để đối mặt với vấn đề tranh chấp Biển Đông hay không? Các hành động của Trung Quốc hiện đang đe dọa tới lãnh hải của VN, qua Hội nghị AMM 43, các Ngoại trưởng có đưa ra nhận định hay giải pháp nào để tháo gỡ cho tình hình này hay không?

Biển Đông cũng là một trong nhiều chủ đề được AMM 43 bàn tới, trong mục thảo luận về tình hình chính trị và an ninh khu vực. Mục này đề cập tới nhiều vấn đề an ninh thế giới như Iraq, Kazastan, CHDCND Triều Tiên, Myanmar và cả vấn đề về Biển Đông.

Trong Hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, đảm bảo an ninh Biển Đông là nguyện vọng rất lớn của các nước trong khu vực, làm sao hướng tới có một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển.

Để thực hiện được mục đích này, các đại biểu đều cho rằng có nhiều biện pháp, trong đó biện pháp chủ yếu là phải thực thi tốt Tuyên bố về ứng xử Biển Đông (DOC) với các nội dung cơ bản như: dùng biện pháp hòa bình, thương lượng để giải quyết tranh chấp, giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc Công ước Quốc tế về Biển năm 1982, trong khi chưa giải quyết được các mâu thuẫn thì các bên kìm chế, không làm phức tạp thêm tình hình. Đó là giải pháp tốt nhất để tháo gỡ vấn đề và vẫn duy trì được hòa bình, ổn định cho khu vực.

Tôi cũng xin nói thêm là thời gian vừa qua, Trung Quốc và ASEAN đã có những hợp tác tốt, với việc tổ chức Hội nghị cấp chuyên viên về vấn đề Biển Đông và sắp tới chúng tôi sẽ nâng cấp lên thành Hội nghị họp SOM bàn về DOC, để đảm bảo duy trì an ninh và ổn định trong khu vực.

PV Đài Tiếng nói VN: Xin Phó Thủ tướng nêu rõ kết quả của Hội nghị này về tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 của chúng ta.

Có một điều dễ nhận thấy sau Hội nghị lần này là những vấn đề hay lịch trình mà chúng ta đưa ra đều hoàn thành đúng tiến độ, đạt được đồng thuận cao. Không có nội dung nào bị lui lại cho phiên họp lần sau.

VN đã có một số sáng kiến đáng chú ý như chúng ta thống nhất được quan điểm của ASEAN về nguyên tắc, cấu trúc khu vực, định hình trong thời gian tới để trên cơ sở đó cân nhắc xem chúng ta có nên mở rộng Cấu trúc Cấp cao Đông Á EAS hay không.

Như các bạn đã biết ASEAN có 10 quốc gia chính thức nhưng có thêm 18 đối tác quan trọng khác tham gia. Sau Hội nghị, chúng ta đã thống nhất được cấu trúc khu vực trong thời gian tới là nên mở rộng mạnh hay mở rộng có thời hạn và có chọn lọc.

Sau khi thảo luận, các Ngoại trưởng đã thống nhất: ASEAN sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhưng phải chọn những đối tác có tác động tới sự phát triển của ASEAN. Hiện nay rất nhiều nước muốn tham gia vào Diễn đàn này, nhưng các Ngoại trưởng đều cho rằng ASEAN là một cơ chế mở nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm  và có mở rộng đến đâu thì cũng phải lấy ASEAN làm cái lõi của Diễn đàn đó.

Với nguyên tắc như vậy, sau Hội nghị lần này, các nước ASEAN đều nhất trí mời Nga và Mỹ vào cấu trúc của Cấp cao Đông Á EAS. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và cơ chế mà thôi.

Thành quả thứ 2 là chúng ta thúc đẩy được Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), dự kiến Hội nghị này sẽ họp vào tháng 10/2010. Đây là sang kiến lớn của VN và được các đại biểu đánh giá cao, bổ sung cho ARF. Chúng ta có thể dập tắt được những mối đe dọa về an ninh quốc gia ngay từ trong “trứng nước” trên cơ sở của sự hợp tác này.

Ngoài ra, sẽ không chỉ có cuộc họp giữa các Bộ trưởng Quốc phòng mà chúng ta còn mở ra cuộc họp của những người đứng đầu cơ quan an ninh nội địa trong khu vực. Sáng kiến này được các đại biểu hết sức ủng hộ vì nó bao quát không chỉ vấn chiến tranh, an ninh khu vực mà cả những vấn đề an ninh xuyên quốc gia cụ thể khác như di dân, bắt cóc phụ nữ, rửa tiền, nhập cư trái phép …

VN lần này cũng đưa ra sang kiến là lập Tuyên bố chung hay Công ước về cách ứng xử với các Ngư dân đánh cá vi phạm lãnh hải, tạo điều kiện giảm nhẹ hình phạt cho họ, đồng thời hạn chế khổ cực cho những người dân gặp nạn trên biển.

Trên đây là 4 sáng kiến chính mà VN đã đưa ra trong Hội nghị AMM 43 và các Hội nghị liên quan, có thể coi là đóng góp đáng chú ý nhất của VN với cương vị nước chủ nhà.

PV Đài truyền hình NHK Nhật Bản: Xin ngài cho biết, vụ chìm tàu Cheo-nan của Hàn Quốc hồi tháng 3/2010 đã được các Bộ trưởng thảo luận như thế nào trong Hội nghị lần này và sẽ được thể hiện như thế nào trong Tuyên bố chung sẽ đưa ra ngay sau Hội nghị?


Vụ chìm tàu Cheo-nan của Hàn Quốc cũng là một đề tài nóng trong Hội nghị này. Các Bộ trưởng đề cập tới sự kiện này với nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều nước lên án hành động này là có chủ mưu, nhưng đại đa số ý kiến thể hiện sự đồng tình với kết luận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 09/07/2010. Tuy nhiên, Tuyên bố này không chỉ rõ người gây ra vụ đắm tàu là ai.

Các đại biểu đều tỏ lòng chia buồn tới Chính phủ Hàn Quốc cũng như thân nhân của 46 người đã thiệt mạng trên chuyến tàu Cheonan.

Các vị Ngoại trưởng cũng hoan nghênh Hàn Quốc đã có sự kìm chế và để giải quyết vấn đề này, cần sớm họp lại Hội nghị 6 bên về vấn đề vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, sự bất đồng giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên nên giải quyết thông qua đàm phán hòa bình.

 Nhật đầu tư 5,75 tỷ USD cho dự án "Thập kỷ Mekong xanh"
Gần 1000 nhà báo VN và quốc tế đưa tin Hội nghị AMM-43
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu khai mạc AMM-43
Chính thức khai mạc hội nghị AMM 43 tại Hà Nội
ASEAN sẽ hòa bình, ổn định, không vũ khí hạt nhân
Hai ngày làm việc với lịch trình dày đặc của bà Hillary
Ngoại trưởng Mỹ Hillary trả lời phỏng vấn báo chí

Hoài Thư

Bình luận
vtcnews.vn