Xem hiện vật từ di tích Chăm nghìn năm ở Đà Nẵng

Thời sựThứ Ba, 11/12/2012 04:30:00 +07:00

(VTC News) - Sáng 11/12, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng công bố những phát hiện mới, độc đáo về di tích kiến trúc đền tháp Chăm.

(VTC News) - Sáng 11/12, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã công bố những phát hiện mới, độc đáo về di tích kiến trúc đền tháp Chăm có từ thế kỷ XIII tại khu vực Cấm Mít.


Đây là di tích kiến trúc đền tháp Chăm tại khu vực Cấm Mít (thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), được Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp khai quật trên diện tích hơn 500m2 từ cuối tháng 9/2012 đến nay.
Tympan (lá nhĩ) khắc hình tượng chim thần Garuda nổi khối, một phát hiện mới, độc đáo về triến trúc văn hóa Chăm 

Sau thời gian khai quật, các nhà nghiên cứu đã xác định được toàn bộ quy mô, mặt bằng và cấu trúc nền móng kiến trúc đền tháp Chăm tại khu vực như: hệ thống tường bao, tháp thờ chính, tháp cổng, nhà dài, hệ thống đường đi… và nhiều di vật có giá trị nghệ thuật, nghiên cứu.

Đặc biệt, tại đây, nhóm nghiên cứu đã phát hiện 5 Tympan (lá nhĩ) khắc hình tượng chim thần Garuda nổi khối trong tư thế nhìn thẳng hay hộ trì có thể khối lớn với kích thước: rộng từ 1,38-1,66m, cao 1,27 – 1,42m, dày 0,56 – 0,62m. 
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khu đền tháp Chăm này có niên đại khoảng thế kỷ XIII-XIV, có nhiều điểm khác biệt với di tích Chăm khác được phát hiện trước đó.

Lá nhĩ là phát hiện độc đáo và đặc biệt nhất, được khắc hình tượng chim thần Garuda. Phát hiện này đã lấp khoảng trống nhận thức trước đây của giới nghiên cứu về hình tượng này.
Cũng theo giới chuyên môn, Cấm Mít là một di tích đền tháp Chăm khá đặc biệt, mang phong cách rất riêng, ẩn chứa trong nó nhiều thông tin…nên nhóm nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Trước đó, tháng 8/2012, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội công bố kết quả khai quật khu đền tháp Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) với phát lộ hố thiêng độc đáo, lần đầu tiên phát hiện nằm ở trung tâm tháp Chăm.

Xem thêm một số hiện vật độc đáo về di tích kiến trúc này:

Bửu Lân
Bình luận
vtcnews.vn