Xe khách tông xe cứu hoả trên cao tốc: Không thể vin cớ ưu tiên gây nguy hiểm tính mạng bao người

Thời sựThứ Tư, 21/03/2018 14:52:00 +07:00

Nhiều ý kiến cho rằng xe cứu hoả được ưu tiên nhưng không thể bất chấp các quy tắc giao thông để gây nguy hiểm tính mạng cho hàng trăm người khác.

Video: Xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc có đúng luật?

Sau hai ngày xảy ra tai nạn xe khách đâm xe cứu hoả trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, việc tranh cãi ai đúng, ai sai vẫn "nóng" trên các diễn đàn mạng.

14a_moi_DLZW 3

 Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe cứu hoả trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Bình luận về vụ việc này, bạn đọc Minh Đức khẳng định: "Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác chấp hành quy tắc giao thông, giữ an toàn cho mình và cho người khác.

Dù là xe chữa cháy được ưu tiên số một khi đi làm nhiệm vụ cũng phải đảm bảo an toàn cho bản thân và phương tiện đang lưu thông trên đường. Không thể vin vào cớ là xe ưu tiên để rồi gây nguy hiểm tính mạng cho bao nhiêu người khác trên đường".

Đồng ý với ý kiến này, trên diễn đàn otofun, nick Nam Hai Nguyen Quan nêu quan điểm: "Đúng xe cứu hỏa là phương tiện được ưu tiên, được đi ngược chiều trên cao tốc nhưng sang đường như trường hợp này thì không khác gì tự sát.

Nhập vào đường cao tốc cùng chiều đã phải chạy đà khá xa để tăng tốc kèm quan sát và thấy thật an toàn mới nhập làn, đằng này lại nhập cao tốc ngược chiều khi các phương tiện đang lao với tốc độ 100km/h trong điều kiện trời mưa, đường trơn.

Chiều dài xe cứu hỏa chắc phải dài trên 6m gần như chạy ngang đường cao tốc thế thì khó tránh khỏi tai nạn".

xe uu tien 3

 

Quản trị diễn đàn otofun.net Nguyễn Mạnh Thắng khẳng định, về mặt luật pháp thì hiện nay, xe dẫn đoàn, xe quân đội, xe cứu hỏa… là những xe nằm trong diện ưu tiên được phép đi vào đường cấm, đường một chiều.

Tuy nhiên, anh Thắng phân tích ở đây phải xét tình huống vụ việc cụ thể ở trên đường cao tốc, có những đặc điểm riêng so với đường bộ thông thường. Hạn chế lớn nhất là chưa có luật riêng dành cho đường cao tốc mà vẫn phải điều chỉnh bằng Luật Giao thông đường bộ, vì vậy trong một số tình huống bất khả kháng rất khó xử lý.

Cũng theo ông Thắng, dù lưu thông trên bất kỳ loại hình đường bộ nào, người lái xe cũng phải tuân thủ quy tắc 3 giây, bao gồm tốc độ xe lưu thông, quãng đường xe lao đi được bao nhiêu trong 3 giây đó để có thể phanh hoặc tránh.

”Với xe cứu hỏa và xe khách thì thời gian giảm tốc sẽ chậm hơn nhiều so với xe con, trong trường hợp này gần như không thể tránh được va chạm”, ông Thắng khẳng định.

Theo phân tích của chuyên gia này, tốc độ cho phép tối đa trên đường cao tốc lên đến 100 km/h. Thời gian xe cứu hỏa đi từ đường nhánh nhập vào rất nhanh nên từ khi phát hiện đến lúc xe khách lao đến, thời gian rất ngắn. Nếu lái xe khách chạy ở tốc độ 100km/h thì sẽ không phản xạ kịp.

tu sat 3

 

1 3

Dù xe cứu hỏa được ưu tiên số một nhưng về nguyên tắc khi đi làm nhiệm vụ cũng phải đảm bảo an toàn cho bản thân và những phương tiện đang lưu thông trên đường. 

Trên diễn đàn otofun, thành viên mang tên Trần Tuấn cho rằng: "Dù xe cứu hỏa được ưu tiên số một nhưng về nguyên tắc khi đi làm nhiệm vụ cũng phải đảm bảo an toàn cho bản thân và những phương tiện đang lưu thông trên đường".

Cũng có cùng quan điểm này, thành viên Nguyễn Phạm bình luận: "Quả này là lái xe cứu hỏa non quá. Làn khẩn cấp là để cho những trường hợp khẩn cấp ntn mà không đi, lại đi ra cái làn tốc độ cao nhất trên cao tốc. Biết là các đồng chí chịu vất vả, nguy hiểm vì dân nhưng vẫn phải thuộc luật hơn và rút kinh nghiệm".

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến dân mạng cũng phân tích đến yếu tố thời tiết trong trường hợp xảy ra tai nạn xe khách đâm xe cứu hoả.

Thành viên ‎Lâm Nguyễn Thanh‎ phân tích việc lái xe trong điều kiện thời tiết xấu hoặc đêm tối rất nguy hiểm, ngay cả với những người cầm lái lâu năm, vì tầm quan sát bị hạn chế, tâm lý, thể trạng bị ảnh hưởng.

"Quy tắc an toàn đối với xe cùng chiều là 3 giây khi thời tiết đẹp và 6 giây trong thời tiết xấu. Tuy nhiên, đối với xe ngược chiều trên cao tốc thì chả ai dậy vì nó không có trong luật. Bạn phải phát hiện ra xe chạy ngược chiều với mình trước ít nhất 10 giây mới có thể tránh kịp với điều kiện không có xe chạy song song với mình.

Khi hai xe chạy ngược chiều với nhau tốc độ 200km thì 1 giây đi được 55,6m rồi. 10 giây đã đi được 556m. Tầm quan sát của tài xế thời tiết này tối đa không quá 500m. Vậy đánh lái tránh nhau phải trước thời điểm 11 giây nhìn thấy nhau là không thể được.

Trong tình huống này, giây thứ 9 xe PCCC bắt đầu rẽ vào thì giây thứ 10 là va chạm rồi. Quy tắc an toàn 3 giây thời tiết đẹp, 6 giây thời tiết xấu đã bị vi phạm nghiêm trọng. Kết quả mọi người thấy rồi. Vậy xe khách đủ thời gian để tránh nổi không?", Lâm Nguyễn Thanh phân tích.

Thành viên Tiến Mạnh Nguyễn phân tích thêm: "Theo đúng lý thì khi gặp trướng ngại vật gây nguy hiểm trước mặt thì người ta sẽ không thực hiện thao tác đánh lái, thay vào đó là cứ đâm thẳng.

Còn nhớ vụ xe khách đâm ô tô con ở Đắk Lắk gần đây cũng tốn không ít giấy mực, nếu ở vụ đó xe khách không đánh lái thì tai nạn có lẽ không thảm khốc đến vậy.

Quay lại vụ này, ở vào vị trí bác lái xe, các bạn sẽ xử lý sao trong điều kiện trời mưa trơn trượt, đặc biệt là đang trên cao tốc nhé. Nếu bác tài đánh lái gây lật xe, số nạn nhân có thể thương vong có thể lớn hơn rất nhiều".

Video: Xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc có đúng luật?

Đồng tình với phân tích tài xế xe khách không thể đánh lái tránh xe cứu hoả, nick Bọ Cạp Honey cho rằng sẽ có hậu quả khó lường nếu điều đó xảy ra.

"Cũng đành xe cứu hỏa là xe ưu tiên số một, đang đi nơi cần sự giúp đỡ khẩn cấp, nhưng không thể vì thế đưa ít nhất là đồng đội ông (ít nhất 6 người) vào sự nguy hiểm và thêm nữa cả một tá người ngồi trên xe khách có thể mất mạng. Nếu như xe khách đánh lái, xe có thể lật do đường trơn và đang chạy với tốc độ cao. Lúc đó, hậu quả khó lường", nick Bọ Cạp Honey phân tích.

Đồng ý với quan điểm trên, Nguyễn Phạm cho rằng, trình độ lái xe của tài xe cứu hỏa non quá: "Làn khẩn cấp là để cho những trường hợp khẩn cấp mà không đi, lại đi ra cái làn tốc độ cao nhất trên cao tốc. Biết là các đồng chí chịu vất vả, nguy hiểm vì dân nhưng vẫn phải thuộc luật hơn và rút kinh nghiệm".

2

Nhiều người thắc mắc tại sao xe cứu hỏa không chạy vào làn khẩn cấp.

 Trần Văn Đạo thì cho tỏ thái độ bất bình: "Tôi không hiểu sao xe ưu tiên mà đi ngược chiều mà còn đi vào làn tốc độ cao. Đây là cao tốc chứ có phải đường bình thường đâu. Tại sao tài xế xe cứu hỏa đi ngược chiều mà không nép bên rìa đường, chạy như đường hai chiều vậy?".

3 3

3 3

Thành viên Tân Steps tỏ ra gay gắt: "Nếu xe cứu hỏa chạy vào làn này thì sẽ chẳng có chuyện gì và thậm chí đến nơi một cách an toàn và nhanh chóng.

Theo luật giao thông đường bộ, cụ thể trên cao tốc thì làn đó là làn dành riêng cho xe dừng khẩn cấp khi bị sự cố, không ai được phép chạy vào trừ các xe ưu tiên theo luật định.

Đừng lôi cái luật ưu tiên xe đi làm nhiệm vụ của năm 2008 vào đây bởi năm 2008 chưa có cao tốc. Còn lấy cái chữ "ưu tiên" mà chạy ngược chiều trên làn tốc độ cao nhất của cao tốc thì hậu quả không chỉ một chiếc xe khách đâu...".

phai song moi cuu nguoi 3

 

Thành viên Chiến Gà thì cho rằng, xe chữa cháy đang làm nhiệm vụ cứu người, tuy nhiên, trước hết phải sống thì mới cứu được người.

"Là một hành khách, tôi mong các lái xe ưu tiên hãy bỏ cái luật đi ra làn ngoài mà hãy đi vào làn khẩn cấp cho an toàn vì tôi vì chính lái xe và vì mọi người. Luật chỉ trên danh nghĩa bảo vệ anh chị em 1% thôi, còn 99% tính mạng bản thân do mình quyết định. Hãy sống thì mới cứu được người khác.

Đường cao tốc nó giống như cái đoàn tàu vậy. Giờ cắt đường ray là sụp đổ hết, vừa tắc đường lại tai nạn (xe chạy tốc độ cao bất ngờ chuyển làn đường cần có thời gian và khoảng cách, các xe mới đảm bảo an toàn được)".

Chiều 18/3, một chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy số 12 (PCCC số 12) trong khi đang đi làm nhiệm vụ cấp cứu vụ tai nạn nên đi ngược chiều theo hướng Hà Nội - Ninh Bình. Đến Km 192, xe cứu hoả bị 1 chiếc xe khách 45 chỗ chạy theo hướng ngược lại đâm trực diện.

Cú va chạm mạnh đã khiến 9 người bị thương nặng trong đó có 4 chiến sĩ của Phòng và 5 người trên xe khách, hai phương tiện cũng hư hỏng nghiêm trọng. 

Liên quan vụ việc xe khách tông xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, ngày 20/3, một lãnh đạo Công an huyện Thường Tín cho biết, thời điểm xảy ra vụ tai nạn, chiếc xe khách trên đang đi với tốc độ 87km/h so với tốc độ cho phép là 100km/h.

Chia sẻ với báo chí, anh Đỗ Hùng Mạnh (38 tuổi) – tài xế xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chiều ngày 18/3 cho biết, vụ tai nạn khiến chân anh “không nhấc lên được” nhưng với anh đó vẫn là may mắn vì tính mạng bản thân và 40 hành khách trên xe không bị ảnh hưởng.

Anh Mạnh kể, thời điểm đó có mưa nhỏ, đường trơn, trời tối nên tôi chỉ chạy vận tốc khoảng 85km/h (đoạn đường cho phép chạy tối đa 100km/h), đây là vận tốc bình thường với các xe chạy trên đoạn đường này. Đến ngã 3 đoạn cầu vượt Thường Tín – Hà Nội, chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát PCCC số 12, Công an TP. Hà Nội từ đường nhánh đi ra ngược đường, lấn làn khiến anh Mạnh bất ngờ, đâm trực diện vào xe cứu hỏa.

Theo anh Mạnh, bất kỳ lái xe nào cũng đều biết đường cao tốc các xe thường chạy với vận tốc cao, bình thường việc chạy ngược đường đã rất nguy hiểm chưa kể đến việc xe cứu hỏa lấn làn.

Thời điểm vụ tai nạn xảy ra trên xe anh Mạnh chở 40 hành khách (chưa kể lái xe và phụ xe). Là người lái xe lâu năm, khi phát hiện có chướng ngại vật đằng trước trong đầu anh Mạnh đã tính đến chuyện đánh lái để tránh nhưng do quá bất ngờ, đường trơn nên việc đánh lái gấp có thể sẽ khiến cho xe bị lật hoặc gây tai nạn cho các xe khách khác đang lưu thông cùng chiều.

Minh Khánh
Bình luận
vtcnews.vn