Ứng dụng mô hình canh tác lúa lai mới từ Mỹ, nông dân Việt Nam sẽ hưởng lợi gì?

Thời sựThứ Bảy, 15/12/2018 10:26:00 +07:00

Người nông dân Việt Nam sẽ được tiếp cận mô hình canh tác lúa lai mới, nhằm tăng năng suất lúa, hiệu quả đầu tư và nâng cao đời sống.

Ngày 14/12, tại Thái Bình, Công ty Corteva Agriscience (Corteva) và bộ phận Nông nghiệp của Tập đoàn DowDuPont (Hoa Kỳ) vừa ra mắt Mô hình canh tác lúa lai mới – Rice Edu Farm. Mô hình này lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam cho các hộ nông dân địa phương và các tỉnh lân cận, hướng đến mục tiêu tăng năng suất lúa, hiệu quả đầu tư và nâng cao đời sống nông dân Việt nam.

Chương trình Rice Edu Farm sẽ được tiếp tục triển khai tại Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Đắk Lắk, Cao Bằng và Lạng Sơn.

12 mô hình đào tạo tương tự dự kiến sẽ được tổ chức tại 7 khu vực nông nghiệp trọng điểm trên cả nước trong năm 2019.

Trong đó, hơn 6.000 nông dân địa phương sẽ được tham gia khóa đào tạo tại chỗ của Corteva, nơi người nông dân có cơ hội học hỏi những cách thức ứng dụng hiệu quả nhất từ mô hình canh tác lúa lai nhằm gia tăng năng suất và hiệu quả đầu tư.

Khoảng 200 nông dân tại Thái Bình và các địa phương lân cận cùng các quan chức của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) và chính quyền địa phương góp mặt tại sự kiện này.

Nong dan dung thu com nau tu giong lua lai moi gioi thieu boi Corteva Agriscience

Nông dân dùng thử cơm từ giống lúa lai mới. 

Các chuyên gia đã cùng trao đổi về các cơ hội ứng dụng canh tác lúa lai ở Việt Nam. Phương thức canh tác tiến bộ này hiện mới chỉ đang được áp dụng trên 6,8% tổng diện tích lúa cả nước.

“Trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Công ty Corteva Agriscience tập trung vào việc giúp nông dân diện tích nhỏ sản xuất được nhiều hơn và hỗ trợ chính phủ các nước đạt được mục tiêu tự cung tự cấp và đảm bảo an ninh lương thực cũng như các mục tiêu bền vững về môi trường,” ông Sharad Khurana – Giám đốc Corteva Agriscience Thái Lan & bán đảo Đông Dương chia sẻ.

“Chúng tôi cũng đang nỗ lực để tìm tòi các giống lúa lai phù hợp và biện pháp canh tác thích hợp cho lúa sạ, từ đó mở rộng mô hình này đến các tỉnh thành khác trên cả nước cũng như toàn bộ khu vực Đông Nam Á trong tương lai.”

Ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT cho biết Bộ NN & PTNT đánh giá cao dự án đào tạo nông dân địa phương về mô hình canh tác lúa lai mới và hy vọng Corteva Agriscience sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông để xây dựng mô hình phù hợp với từng địa phương và nhân rộng đến nhiều khu vực.

Ong Tran Xuan Dinh - Pho Cuc truong Cuc Trong trot, Bo NN & PTNT phat bieu tai su kien 4

Ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT phát biểu tại sự kiện.

Cho đến nay, tỷ lệ ứng dụng canh tác lúa lai tại Việt Nam vẫn còn chưa cao vì nhiều lý do, bao gồm những quan ngại về chất lượng lúa kém, thời gian sinh trưởng dài, lợi nhuận thấp trong khi chi phí hạt giống cao.

Dự án Rice EduFarm cũng như mô hình canh tác lúa lai mới của Corteva đã được triển khai thành công tại Ấn Độ, quốc gia có môi trường nông nghiệp và tập quán canh tác khá tương đồng với Việt Nam. Tại Ấn Độ kể từ năm 2014, chương trình đã giúp nông dân cải thiện năng suất đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận từ 15-20%.

>>> Đọc thêm: Giống lúa lai có thể sinh sống trên đất phèn, mặn

Minh Khang
Bình luận
vtcnews.vn