Tường nhà bị nứt dọc có nguy hiểm?

Bất động sảnThứ Năm, 04/04/2024 16:41:00 +07:00
(VTC News) -

Có nhiều nguyên nhân khiến tường nhà xảy ra hiện tượng bị nứt dọc, nhiều người thắc mắc tình trạng này có nghiêm trọng không, khắc phục bằng cách nào?

Nguyên nhân tường nhà bị nứt dọc

Tường nứt dọc do nền móng yếu

Nền móng là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của công trình. Nền đất mềm, trũng làm móng không đều khi ép cọc, gây sai lệch kỹ thuật và khiến nền móng yếu, dẫn đến tường nhà bị nứt.

Nếu kết cấu móng xây dựng trên nền đất mềm, lún không đều khiến tường nhà xuất hiện vết nứt ở giữa hoặc mép cửa sổ.

Kỹ thuật thi công sơn trát không đảm bảo

Trong quá trình thi công sơn trát, nếu thợ xây không có tay nghề cao, không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ dễ dẫn đến những sai sót, gây ra hiện tượng nứt dọc tường.

Vấn đề sơn trát không đều: Lớp bột trát ban đầu có thể không được thi công đều tay, hoặc sử dụng quá nhiều bột, dẫn đến vết nứt trên tường.

Kỹ thuật xây dựng không đảm bảo: Gia cố, ép cọc, hoặc thi công phần móng không đảm bảo kỹ thuật, sử dụng bê tông không chuẩn, gây nứt móng và tường.

Tác động thời tiết và nhiệt độ

Thời tiết và nhiệt độ: Thời tiết biến đổi dẫn đến biên độ dao động nhiệt độ quá đột ngột làm tường nhà giãn nở khi nóng và co lại khi lạnh, tạo điều kiện cho việc xuất hiện nứt dọc tường nhà.

Mưa và khí hậu ẩm làm tường nhà hấp thụ nước, tăng cường hiện tượng thủy hóa và làm xuất hiện nứt.

Ngoài ra, các tác động ngoại lực như khoan tường, đóng đinh, va đập,... cũng có thể gây ra vết nứt trên tường.

Tường nhà bị nứt dọc. (Ảnh minh họa: Vinavic)

Tường nhà bị nứt dọc. (Ảnh minh họa: Vinavic)

Tường nhà bị nứt dọc có nguy hiểm không?

Tường nứt dọc không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và tuổi thọ của ngôi nhà. Việc đánh giá và xử lý vết nứt kịp thời là quan trọng để tránh những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Độ rộng, sâu và chiều dài của vết nứt

Vết nứt càng rộng, sâu và dài thì càng nguy hiểm.Vị trí của vết nứt: Vết nứt nằm gần cột, cửa ra vào hoặc các yếu tố cấu trúc khác thì nguy cơ hiểm hoạ gây sụt lún, đổ vỡ tường càng cao.

Nguyên nhân gây nứt

Những vết nứt do lỗi kỹ thuật thi công hoặc do nền móng yếu sẽ gây nguy hiểm ở mức độ khác nhau.

Ngoài nguy cơ sập nhà, tường nhà bị nứt dọc còn có thể gây ra những ảnh hưởng sau:

Giảm tính thẩm mỹ

Các vết nứt làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà, ảnh hưởng đến giá trị tài sản.Gây thấm dột: Nước mưa có thể ngấm qua các vết nứt, gây ẩm mốc, rêu mốc cho tường nhà.

Gây mất an toàn

Nếu nứt chỉ trên bề mặt sơn và nhỏ, có thể gây mất thẩm mỹ nhưng ít nguy hiểm. Vết nứt lớn có thể khiến gạch vữa rơi xuống, gây nguy hiểm cho người và vật dụng.

Nguy cơ sập nhà

Các nứt sâu, rộng, và xé tường là dấu hiệu đáng báo động, đặc biệt nếu gần các yếu tố cấu trúc quan trọng như cột, cửa, và các điểm cố định khác. 

Chi phí sửa chữa tốn kém

Việc phải sửa chữa vết nứt dọc tường nhà có thể đòi hỏi chi phí lớn, đặc biệt là khi xử lý những vết nứt sâu và cần tái tạo cấu trúc.

Cần quan sát kỹ lưỡng để đánh giá chiều rộng, chiều sâu và mức độ lan rộng của vết nứt để đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro.

Giải pháp hạn chế nứt tường dọc khi xây nhà

Vết nứt tường dù nhỏ hay lớn, nguy hiểm hay ít nguy hiểm đều mang lại sự khó chịu nhất định về cả mặt thẩm mỹ và tâm lý sử dụng của chủ nhà. Thêm vào đó, sửa chữa những vết nứt rất phiền phức và chi phí không phải là nhỏ, chưa kể hiệu quả mang lại cũng không thể đảm bảo khắc phục hoàn toàn.

Vì vậy việc phòng tránh nứt tường rất quan trọng, để làm được điều đó cần:

Khảo sát địa chất: Nền móng yếu là nguyên nhân thường gặp nhất khi xảy ra nứt tường ngang. Để có một phần móng vững chắc cho ngôi nhà thì việc khảo sát đất nền rất quan trọng, tùy địa chất nền mà sẽ có kỹ thuật xây dựng móng phù hợp.

Thi công đúng kỹ thuật: Chỉ cần hạn chế tối đa các lỗi kỹ thuật trong thi công, thực hiện đủ và đúng các bước nhất là phần làm móng (chọn đúng phương pháp phù hợp đất nền, móng đào sâu đủ chịu lực, sử dụng vật tư chất lượng) và xây tường (xây gạch ngay ngắn, liên kết tốt, làm ẩm tường đủ và đúng thời điểm, bề mặt vữa đồng nhất, vật tư chất lượng) thì sẽ giảm thiểu nguy cơ nứt tường.

Sử dụng lưới thép bọc trước khi tô vữa để tránh sự co giãn của tường.Sử dụng sơn bê có độ co giãn tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Cuối cùng, nên chọn nhà thầu xây dựng uy tín, giàu kinh nghiệm để xử lý đúng kỹ thuật.

Đức Thiện(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn