Trẻ đang bú - tránh bị dị ứng thức ăn?

Tổng hợpThứ Năm, 08/03/2012 02:52:00 +07:00

Bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc là một cột mốc thú vị của các bậc làm cha mẹ, và cũng là một trải nghiệm thú vị đi kèm với rất nhiều câu hỏi

Bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc là một cột mốc thú vị của các bậc làm cha mẹ, và cũng là một trải nghiệm thú vị đi kèm với rất nhiều câu hỏi và những mối quan tâm mới. Vậy cha mẹ phải làm gì để tránh dị ứng thực phẩm cho bé yêu, và loại thực phẩm nào có thể gây dị ứng với bé?
Điều quan trọng nhất khi thay đổi thức ăn cho bé là phải để bé thích nghi trong một thời điểm cố định. Bạn không nên cho trẻ ăn ba bữa một ngày với ba thực phẩm mới, điều đó sẽ khó nhận biết thức ăn nào đã gây dị ứng cho trẻ. Bạn nên đợi 3 – 4 ngày trước khi thêm một thực đơn mới hoặc thay đổi luân phiên các món cũ và mới để trẻ có cảm giác ngon miệng hơn.
Hãy quan sát phản ứng của trẻ, khi bạn thay thế một loại thức ăn mới. 

Hơn nữa, với trẻ em: không phải những thực phẩm hỏng hoặc kém dinh dưỡng mới gây dị ứng, mà chỉ cần không hợp với cơ thể của bé thì lập tức cơ thể sẽ có phản ứng. Do vậy, sau khi cho bé ăn thử nghiệm, bạn cần theo dõi sát sao những phản ứng bất thường của con.
8 thực phẩm hàng đầu gây dị ứng với bé
- Sữa
- Trứng
- Đậu phộng
- Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó,…
- Cá
- Động vật có vỏ cứng: trai, sò, hến,…
- Đậu nành
- Lúa mì
Các triệu chứng dị ứng thực phẩm ở trẻ em
- Phát ban
- Da đỏ ửng
- Mặt, lưỡi hoặc môi bị sưng
- Nôn mửa, tiêu chảy
- Ho, thở khò khè
- Khó thở
- Mất ý thức
Nếu bé xuất hiện các triệu chứng nhẹ như phát ban, mẩn đỏ, bạn nên đưa con tới bác sĩ nhi khoa để được chuẩn đoán chính xác và không nên quá lo lắng. Vì các loại dị ứng thức ăn như dị ứng đậu phộng, các loại hạt, tôm, cua, sò,… có xu hướng giảm, dị ứng trứng và sữa thường mất đi khi trẻ lớn lên.
Với các biểu hiện nguy kịch như khó thở, các biểu hiện sưng phù trên mặt, nôn mửa, tiêu chảy,…bạn hãy đưa bé đến bệnh viện khẩn cấp.
Bảo vệ bé khỏi dị ứng thực phẩm
Theo Viện nghiên cứu Nhi khoa Mỹ, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm được kể trên khi trẻ ngoài 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, các loại dị ứng với đậu phộng, tôm, cua, sò, hến,… có mức độ nguy hiểm cao hơn, tốt nhất nên cho trẻ ăn khi trẻ lên 3 tuổi. Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, không nên cho trẻ dùng mật ong và các chế phẩm từ sữa bò, kể cả sữa chua hoặc pho mát mềm, bởi các protein trong sữa bò nguyên chất có thể gây kích ứng dạ dày. 

Minh Chi (dịch)
Theo Webmd
Bình luận
vtcnews.vn