Trầm cảm ở người cao tuổi - Bệnh lý tuổi 'xế chiều'

FamilyThứ Hai, 18/07/2022 16:37:00 +07:00
(VTC News) -

Người già bị bệnh trầm cảm thường thiếu hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, gây ra cục máu đông hoặc dễ dẫn đến ý định tự tử.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5% số người trưởng thành trên toàn cầu. Đây cũng là nguyên nhân gây khiếm khuyết số một trên thế giới, góp phần vào gánh nặng bệnh tật của nhân loại.

Nhiều bệnh nhân trầm cảm là người cao tuổi, phải chống chọi với các loại bệnh tật về thể chất liên quan đến tuổi tác khác, bên cạnh sự ra đi của bạn bè, các thành viên trong gia đình.

Ulrich Hegerl, giáo sư tâm thần học và trị liệu tâm lý Đại học Frankfurt ở Đức, đồng thời là chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Trầm cảm Đức cho biết: "Trầm cảm không phải một phản ứng của cá nhân với hoàn cảnh khó khăn, mà là căn bệnh độc lập".

Nhận biết người cao tuổi bị trầm cảm

Không có các triệu chứng rõ ràng của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi. Tuy nhiên có một số đặc trưng sau mà người chăm sóc có thể quan sát:

Trầm cảm ở người cao tuổi - Bệnh lý tuổi 'xế chiều' - 1

Người cao tuổi thường rơi vào tình trạng trầm cảm chiếm đa số người trẻ (Ảnh minh hoạ)

- Mệt mỏi

- Khó ngủ

- Cáu kỉnh, khó chịu

- Bối rối

- Cố gắng gây chú ý

- Không còn hứng thú với các hoạt động đã từng thích trước đây

- Di chuyển chậm hơn

- Thay đổi cảm giác thèm ăn, cân nặng

- Tuyệt vọng, cảm thấy bản thân vô dụng hoặc tội lỗi

- Không thể hiện các cơn đau, cố gắng chịu đựng

- Suy nghĩ tự tử.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

Trầm cảm khiến chúng ta đổ lỗi cho bản thân vì những sự việc đã xảy ra, những việc bản thân có liên quan và thậm chí là không phải là trách nhiệm của bản thân. Khi mắc chứng trầm cảm, người bệnh sẽ luôn suy nghĩ mọi việc theo hướng tiêu cực, nhìn mọi thứ đều trở nên xám xịt và không có lối thoát.

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm ở người già có thể xuất phát từ:

Những trải nghiệm buồn: Trầm cảm ở người cao tuổi có thể xuất phát từ những kỉ niệm không vui trong quá khứ, ví dụ cái chết của một người thân. Người bị trầm cảm không thể thôi suy nghĩ về nỗi buồn ấy, họ không thể vượt qua nỗi đau và chìm đắm vào cảm giác đau khổ ấy từng giờ, từng phút, từng ngày. Phụ nữ thường nhạy cảm và khó vượt qua nỗi đau nhưng đàn ông lại khó giãi bày và cứ giữ những kỉ niệm buồn vào trong lòng thay vì chia sẻ điều đó với mọi người.

Gặp phải những khó khăn lớn: Khi vấp phải những khó khăn lớn trong cuộc sống như thất nghiệp, trục trặc trong tình yêu, hôn nhân, bị phản bội hay tổn thương về danh dự, tình cảm đều có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở người cao tuổi. Khi phải đối mặt với những khó khăn này, những người có xu thế trầm cảm cảm thấy bản thân bất lực, không thể vượt qua khó khăn, thậm chí họ tìm cách tránh đối mặt trực tiếp với những khó khăn đang diễn ra trước mắt.

Một số căn bệnh cũng dẫn tới trầm cảm ở người cao tuổi: như bệnh Parkinson. Tuy nhiên trầm cảm xuất phát từ những căn bệnh rõ ràng thế này thường dễ dàng hơn trong điều trị so với những tổn thương tâm lý

Ốm đau: Trầm cảm ở người cao tuổi có thể khiến người bệnh ốm triền miên và ngược lại. Hoặc bạn được chẩn đoán mắc một bệnh nan y nào đó, cảm giác tuyệt vọng, chán chường và cảm thấy cuộc sống xấu đi có thể cũng khiến bạn bị trầm cảm.

Thuốc: Uống một số loại thuốc cũng có thể gây ra trầm cảm.

Các dấu hiệu đặc trưng có thể là né tránh tiếp xúc, không trả lời điện thoại và ít nói về bản thân. Họ đôi khi thiếu động lực chăm sóc ngoại hình, tắm rửa hoặc thay quần áo. "Họ thường im lặng, hoặc nói những điều mang đậm nỗi buồn", Rösl nhận xét.

Sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình rất quan trọng đối với người cao tuổi, trung niên bị trầm cảm. Giáo sư Rösl khuyến nghị trò chuyện, kiểm tra tình trạng sức khỏe tinh thần của họ thường xuyên.

Trầm cảm ở người cao tuổi - Bệnh lý tuổi 'xế chiều' - 2

Trầm cảm khiến người lớn tuổi rơi vào trạng thái ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ (Ảnh minh hoạ)

Người thân có thể chủ động gợi ý bệnh nhân đi khám tại các bệnh viện tâm lý, phòng khám y học gia đình hoặc tham gia các buổi hẹn tư vấn. Khi tiếp nhận bệnh nhân bị trầm cảm ở tuổi trung niên, bác sĩ có thể đánh giá xem liệu họ có bị các bệnh lý nền nào không, chẳng hạn tiểu đường, ung thư.

“Câu hỏi đặt ra là người bệnh có rối loạn tuần hoàn mãn tính, mắc bệnh tự miễn, mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính hay không”, Rösl nói. Để trả lời những câu hỏi này, bác sĩ cần xem xét kỹ kết quả kiểm tra sức khỏe và cấu trúc não.

Biện pháp giúp loại bỏ trầm cảm ở người cao tuổi

- Yêu cầu giúp đỡ

Khi phát hiện người thân hoặc bản thân đang có dấu hiệu trầm cảm, điều đầu tiên, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Bản thân người bị trầm cảm cần được kéo thoát ra khỏi sự chán nản.

- Duy trì vận động

Có thể sẽ khó khăn khi phải duy trì thường xuyên các hoạt động thể chất khi đang cảm thấy chán nản, nhưng điều này rất quan trọng. Việc hoạt động thể lực sẽ giúp cải thiện tâm trạng tốt hơn, giải phóng năng lượng tiêu cực.

- Giữ kết nối

Hãy cố gắng giữ liên lạc với bạn bè, các thành viên trong gia đình hoặc duy trì một sở thích nhất định để ổn định tâm trạng.

Trầm cảm ở người cao tuổi - Bệnh lý tuổi 'xế chiều' - 3

Kết nối với bạn bè để duy trì tâm trạng ổn định hơn (Ảnh minh hoạ)

- Có chế độ ăn uống hợp lý

Nếu chán ăn, bạn rất dễ sụt cân và thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng. Cơ thể lớn tuổi không thể điều chỉnh tốt như cơ thể của người trẻ, vì thế mà điều này thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người cao tuổi.

- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá

- Không nên hoảng sợ khi gặp rối loạn giấc ngủ

- Học cách đối xử tốt với bản thân

- Không nên nghĩ rằng trầm cảm gây ra lú lẫn

Ban đầu, một số thành viên sẽ cảm thấy khó hiểu vì bệnh nhân không thể tự làm những việc đơn giản nhất, giáo sư Hegerl nhận định. “Nhưng họ không hề cố ý bỏ bê bản thân”, ông nói thêm.

Chí Vĩnh
Bình luận
vtcnews.vn